Ghe Thuyền
Home ] Lịch Sử Thuyền Bè ] Bộ Phận Thuyền Bè ] [ Từ TàuThuyền Trong TựĐiển ] Thuyền Hạ Long 1 ] Thuyền Hạ Long 2 ] Thuyền Hạ Long Hình Vẽ ] Thuyền Ninh B́nh 1 ] Thuyền Ninh B́nh 2 ] Ghe Bầu và hảitŕnh xưa ] BàiVè ThuỷTŕnh ] ThuyềnMáy HơiNước ] Petrus Kư&VănHoá Thuyền ] ThuyềnNan CổĐịnh ]

Các từ Tàu Thuyền trong một số Từ-Điển, Bách Khoa Và Sách Sử

Vũ-Hữu-San

Bài này c̣n rất sơ sài. Chúng tôi rất cảm ơn nếu có quư bạn góp công sửa chữa. Xin cảm ơn trước (Email: vuhuusan@yahoo.com).

 

Nguồn-gốc những tiếng căn-bản ghe thuyền

Ngôn-ngữ đóng những vai tṛ quan-trọng trong tiến-tŕnh văn-minh.

Ngoài việc đào sới đất cát, ṃ lặn đáy biển t́m-ṭi cổ-vật, một trong những phương-pháp mà các nhà khoa-học thường dùng trong môn khảo-cổ-học là truy-nguyên nguồn-gốc ngôn-ngữ.

“... Những ư-kiến gây sửng sốt nhiều nhất do những người Mỹ đưa ra. Chẳng hạn, Tiến-Sĩ nhân-chủng học Paul K. Benedict đă truy-tầm ra được nguồn-gốc của nhiều tiếng[1] trước kia người ta cứ tưởng rằng người Đông-Nam-Á đă vay mượn của người Trung-Hoa. Ông tin rằng phải đúng ra ở chiều ngược lại, những tiếng đó là ngôn-ngữ Đông-Nam-Á cho người Trung-Hoa vay mượn. Những tiếng căn-bản đó biểu thị sự tiến-triển của nền văn-minh như cái cầy và hạt giống, nấu nung và đồ gốm, buá ŕu và ghe thuyền, sắt và vàng...”.[2]  

            Trong bài này chúng tôi xin đề-cập đến các từ tàu thuyền, bè, ghe, xuồng, nóc, sơng.. qua một số Từ-Điển, Bách Khoa Và Sách Vở tản-mạn.

 

Truy-nguyên Danh- tự Thuyền của một số dân Á-Đông.

            Ông Diệp (dchph) t́m-kiếm ra một số danh-tự về Thuyền của một số dân Á-Đông như sau: thuyền 'boat' (Old Mon /dluŋ/, mod. /gluŋ/, Danaw /tɔŋ2lui4/, Riang White /tjɤn\luaŋ\ /, Black /tsən\luaŋ\ /, Palaung /rɤ2/, Wa /rɤ2/,Srê, M'nong Gar /plǔŋ/, T'eng /cəlɔŋ/, Khasi /lieng/) [ Chin. chuán (SV thuyền) | M chuán < MC ʑwen < OC *lon ] (Comments: Except for the /rɤ2/ form, it is interesting to see that the V form 'thuyền' corresponds to the /-l-/ forms in other MK language which are cognate to that the C form /chuán/)

(Chữ viết tắt: C = Chinese in general (TiếngHán 漢語) (See also: tiếngTàu), MK = Mon-Khmer linguistic affinity (Ngữchi Mon-Khmer), OC = Old Chinese (TiếngHán Cổ 古漢語), SV = Sino-Vietnamese (HánViệt 漢越辭匯), V, Viet. = Vietnamese (TiếngViệt 越南話), M = Mandarin, QT (TiếngPhổthông, tiếngQuanthoại 普通話, 國語). [3]

            Ông Đỗ Thành không đồng-ư với các tài-liệu, suy ra từ "Duy giáp lệnh" là mệnh-lệnh của Câu Tiễn, vị vua người Việt thời Chiến-Quốc; nói rằng - 越人謂船為須慮”: Việt nhân vị thuyền vi “tu lự” –

            Theo Ông Thành, người Việt thời đó không thể gọi thuyền là “tu-lự”. Sở dĩ có câu nầy là vì vùng Giang Tô tiếng Việt (Ngô Việt) gọi thuyền là “xuy-lùy” phát âm tương đương tiếng “xuyềnh” của Quảng Đông và chữ "Thuyền" bên tiếng Việt ngày nay.

            Cho đến nay, “Duy giáp lệnh” được hiểu là có 2 câu mở đầu như sau:

        維甲 修內矛  Duy giáp tu nội mao

方舟航 治須慮 phương châu hàng trị tu lự

Sau khi đối chiếu Hán Việt Ch Vuông/ cổ văn - Việt/ Mân Việt/ Triều Châu- tiếng Việt ngày nay, tôi (lời Ông Đỗ-Thành) xin trình bày phục nguyên “Duy giáp lệnh” của Việt Vương Câu Tiễn như sau:

Duy giáp tu nội mao             Tất (Túi) cả tu lại mau   ===>    Tất cả tụ lại mau

Phương châu hàng trị tu lự 方舟  須慮 Phuấn hàng trị tự   ===>     Phóng hàng trật tự

Như vậy "phương châu hàng trị tu lự" không có ǵ liên-hệ đến thuyền.[4]

 

"Việt Nhân Ca" khi vua Sở dùng thuyền ngoạn cảnh

            Tóm tắt về bối cảnh ra đời của Việt nhân ca: Lưu Hướng (刘向) là cháu bốn đời của Lưu Giao (刘交). Lưu Giao là em của Lưu Bang (刘邦, 256 TCN  – 195 TCN) cao tổ của nhà Hán. Lưu Hướng là tác giả của sách Thuyết uyển (说苑). Sách có chương kể chuyện “Tương Thành Quân Thủy phong chi nhật” (襄成君始封之日). Tương Thành Quân là Sở Tương Vương (楚襄王) tên hiệu là Hùng Hoành (熊橫). Trong câu chuyện có nhắc đến Ngạc Quân Tử Tích (鄂君子皙) là vua Sở Hùng Ngạc (楚熊咢) dùng thuyền dạo mát ngoạn cảnh thì có người chèo thuyền hát bài dân ca Việt. Ngạc Quân Tử Tích nhờ người ghi lại và phiên dịch ra tiếng "Sở" là bài "Việt nhân ca" hơn 2 ngàn rưỡi năm trước.

            Chính nhờ đoạn văn này mà Bài ca của người chèo thuyền Việt thời Chiến-Quốc c̣n tới ngày nay. Từ văn bản Hán ngữ đă nhiều người dịch ra tiếng Việt. Và đây là bản dịch có thể được coi là chuẩn, trên Diễn Đàn của Viện Việt Học:

Đêm nay đêm nào chừ, chèo thuyền giữa sông

Ngày này ngày nào chừ, cùng vương tử xuôi ḍng.

Thẹn được chàng mến yêu chừ, nào chê phận thiếp long đong

Ḷng rối ren mà chẳng dứt chừ, được gặp chàng vương tông

Non có cây chừ, cây có cành chừ; ḷng yêu chàng chừ, chàng biết không?

            Theo sự khảo cứu của Ông Đỗ-Thành th́ Việt nhân ca là thơ lục bát của tiếng Việt, phù hợp với câu hò của dân ca Việt. Nếu thể hiện bài ca bằng thể lục bát ngày nay thì sẽ là:

Ḥ... ... hớ...

Năm nầy bảo với năm xưa

Thương chàng hoàng tử thương chiều chiều xưa

Sớm chiều em hận tương tư

Mà ai hiểu đặng tình yêu sâu đầy.

            Việc khảo cứu và giải mã bí mật của Việt nhân ca, đối với tôi (lời Ông Đỗ-Thành, Sacramento, 12. 09) rất là dễ bởi vì tôi biết chữ tượng hình người Hoa đang dùng vốn là chữ Việt. Khi nghiên cứu cổ sử, tôi thường đọc theo nhiều phương ngữ khác nhau là Bắc Kinh, Quảng Đông, Triều Châu, Hán Việt. V́ thế có thể nói, nhìn vào Việt nhân ca là thấy được bài thơ Việt liền! Thích thú với chi tiết 2800 năm về trước, tiếng Việt đã dùng "biện-thảo" là "bảo" , "nầy" kia, "nầy" xưa, "thương chiều chiều xưa", "em hận tương tư" v v... Nhưng có điều tôi chưa biết "Hò... hớ" là nghĩa gì và cũng chưa bao giờ nghĩ đến sẽ tìm hiểu "Hò......Hớ" là gì! Vậy mà Việt nhân ca bản gốc đã làm tôi kinh ngạc và "ngộ" ra rằng "Hò... hớ" là dân ca của người Việt khi gắn bó với sông hồ, với ghe, thuyền: Hò... Hớ nghĩa là "Hà " ..."Hồ "

                                                                                         

Chữ Chu Chou và chữ Thuyền Chhuan tượng h́nh

            Người Trung-Hoa sử-dụng chữ tượng h́nh. Từ xưa người Trung Quốc viết trên mai rùa, thẻ tre, trúc hoặc trên lụa bạch...

            Joseph Needham khi viết bộ sách "Science and Civilisation in China", (soạn thảo với sự cộng tác của Wang Ling và Lu Gwei Djen), Volume 4 Physics and Physical Technology Part III: Civil Engineering and Nautics, (Cambridge at the University Press,1971), bàn-luận về sự tượng-h́nh của các chữ Chu (chou) và Thuyền (chhuan) qua các h́nh sau:

 

Chữ Chou & chữ Chhuan tượng-h́nh một cách rơ-ràng về kiến-trúc và cách sử-dụng Thuyền Trung-Hoa.  (Trang 439).

 

            Phân-tích ra: Chữ “chuán” (chhuan) gồm có 3 bộ ghép lại : bộ Chu (hay Châu: chou), bộ Nhi và bộ Khẩu (bộ Chu ở bên trái viết trước, bộ Nhi ở bên phải nằm trên viết sau, cuối cùng là bộ khẩu ở dưới).

            Chu : thuyền, đ̣ và Thuyền : thuyền, tàu, ghe, đ̣; thuộc bộ Chu

            Chữ viết và hội họa cùng chung một nguồn gốc, cứ xem lục thư xuất phát từ chữ tượng h́nh th́ đủ biết.

            Joseph Needham cũng bàn về cách kiến-trúc thuyền Trung-Hoa qua tự-dạng như sau (mục Shipping, trang 391):

 

Joseph Needham cho biết thuyền Trung-Hoa truyền-thống 2 đầu mũi, lái đều phẳng, khác hẳn ghe thuyền Việt-Nam và các nền văn-minh khác.

 

 

            Theo Việt-Nam Tự Điển do Hội Khai trí Tiến Đức xuất-bản ở Hà Nội những năm 1931-1937:

            Tàu là thứ thuyền lớn chở được nhiều người, nhiều đồ: Tàu sông, Tàu bể. Nghĩa rộng: tiếng gọi chung những cái để chở nhiều người, nhiều hàng: Tàu hoả, Tàu bay.

            Thuyền đồ dùng để chở trên mặt nước: thuyền chở khách. Thuyền đánh cá.

            là (do) tre, gỗ, nứa, ghép lại thả sông ( đi biển)

            Ghe tức là cái thuyền

            Xuồng là thứ thuyền nhỏ không có mui, thường buộc theo tàu hay thuyền lớn.[5] 

           

 

Title

Từ điển tiếng Huế: tiếng Huế, người Huế, văn hóa Huế

Author

Minh Đức Bùi

Publisher

Nhà xuất bản Văn học, 2004

Theo Ông Bùi Minh Đức

Ghe Thuyền nhỏ, thường bằng tre đan phết dầu rái, rất nhẹ. Các ghe của xứ Đàng Trong từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 phỏng theo mẫu ghe của người Chàm và ngay chữ “ghe” của Việt Nam cũng có thể phát xuất từ chữ “Gai” của Mă Lai. (theo Li Tana, Xứ Đàng Trong, 1999).

Ghe cộ ghe thuyền (“Cộ” là “cỗ như cộ xe. Cộ ghe là chiếc ghe.

Ghe gọ ghe thuyền. “Gọ” cũng là một loại ghe. Từ ghép cùng nghĩa.

Ghe lanh canh ghe chài nhỏ thường ví cá ở Sông, đánh tiếng lanh canh cho cá vào lưới rồi kéo nhỏ lại gần. Cũng là thứ ghe nhỏ bán hàng ăn cháo, bún, trái cây, trứng lộn, v.v. chung quanh các thuyền có khách nghỉ đêm trên sông Hương.

Ghe tàu thuyền bè (Đi ghe tàu sợ sóng lớn).

Thuyền rồng: là thuyền trước mũi có đầu rồng, đó là thuyền vua ngự. Từ đời vua Gia Long đến đời vua Tự Đức. Từ đời vua Gia Long đến đời vua Tự Đức đều có thuyền rồng, đẹp nhất là chiếc Lợi Thiệp và thuyền thường có nội cung theo hầu. Chiếc thuyền ngự không chèo, phải có thuyền trần đi trước dắt thuyền ngự. Thuyền trần thường rất dài và cũng có đầu rồng đuôi phượng và cũng sơn son thép vàng. Mỗi lần độ ba hay bốn chục chiếc, mỗi chiếc quân lính đội Long Thuyền độ 40 người chèo. Chánh và Phó Chương vệ đi hai bên với hai thuyền con để đốc suất. Lính nón dấu đỏ, thuyền sơn son thép vàng, đi một dăy dài, giữa ḍng nước trong xanh, rất nghi vệ (theo cụ Ưng Gia B́nh Thúc Giạ Thị).

Thuyền ngự: thuyền hoa lệ và đồ sộ, chạm trổ, sơn son thép vàng, bên trong chia thành từng gian, gian của nhà vua, gian của các bà cung phi, gian của nô tỳ thái giám. Bề rồng chừng bốn thước bề dài có trên 30 thước, phía trên lợp gỗ bào láng, nhuộm vàng, tường và cửa đều làm bằng thứ gỗ nhẹ. Thường là nhiều thuyền kết lại với nhau làm thành như một lâu đài, có cả cột cờ với lá vàng. Thuyền rồng thường không có lính chèo nhưng do 6 hoặc 8 chiếc khác kéo, mỗi thuyền có chừng năm sáu chục lính Long Thuyền chèo. Ngoài ra c̣n có một chiếc thuyền c̣n dùng để liên lạc giữa thuyền Ngự của vua với các quan theo hầu (theo Bửu Kế).

 

 

    Hai Ông Lê-Văn-Đức và Lê-Ngọc-Trụ cho các nghĩa như sau:

THUYỀN dt. Clg. Thoàn, ghe, tàu vật dụng đi sông đi biền: Bơi thuyền, chèo thuyền, chiến thuyền, đi thuyền, hải thuyền, ngồi thuyền, thương thuyền: thuyền dời nào bến có dời,  Khăng-khẳng một lời quân tử nhứt ngôn CD.

Thuyền bác-vọng dt. Thứ thuyền đi biền; thuyền câu ở biền.

Thuyền bát-nhă dt. (Phật): Sự giác-ngộ, cứu rỗi, siêu-độ chúng sinh thoát ṿng tội lỗi ở cơi đời.

Thuyền bầu dt. Ghe bầu, thứ thuyền chở đi biển, phía sau lái nở to ra: Thuyền bầu trở lái về đông, Con đi theo chồng mẹ ở cùng ai? CD.

Thuyền bè dt. (đ): Ghe thuyền, tiếng gọi chung vật chở đi sông đi biển: Thuyền –bè ǵ ốp quá!

Thuyền câu dt. Ghe Câu, chiếc thuyền nhỏ, mui ngắn thấp, dùng đi câu ở sông ở biển.

Thuyền cước dt. Tiền chuyên chở bằng ghe bằng tàu.

Thuyền chài dt. Chiếc thuyền to lớn hơn thuyền câu, dùng để đi chài ở sông.

Thuyền-chủ dt. Chủ tàu, chủ chiếc thuyền.

Thuyền dưa dt. Clg. Que-thuyền, chiếc thuyền nhỏ giống như trái dưa bổ hai thả dưới nước.

Thuyền-lơn dt. Nh. Thuyền-bè.

Thuyền-mành dt. Ghe chài.

Thuyền nan dt. Ghe đương bằng nan tre.

Thuyền-phụ dt. Bến tàu, bến ghe, nơi thuyền đỗ.

Thuyền-rồng dt. Thứ thuyền vua đi, mũi có đầu rồng, lái có đuôi rồng gỗ chạm.

Thuyền t́nh dt. Đường t́nh ái, sự yêu-đương, t́nh chồng vợ: Sóng sắc nhận thuyền t́nh; Linh đinh một chiếc thuyền t́nh, Mười hai bến nước gởi ḿnh vào đâu CD.

Thuyền-từ dt. (Phật): Ḷng từ-bi độ người qua khỏi bến mê: Thuyền từ những rắp sang sông bể HXH.

Thuyền-trưởng dt. Quan tàu, người chỉ-huy việc lái một chiếc thuyền và đầu thủy thủ.

Thuyền xưởng dt. Xương đóng tàu, trại đóng ghe.

 

Sơng dt. Thuyền nan, xuồng nhỏ đương bằng nan tre. Chiếc sơng.

 

Từ-Điển Hồ-Ngọc-Đức

GH dt. Một phụ âm kép, chỉ đứng trước các nguyên âm.

GHE dt. Thuyền, vật trũng ḷng chở người chở vật trên mặt nước: Chèo ghe, đi ghe; Bớ chiếc ghe sau, chèo mau anh đợi, kẻo khuất bong bần mất mọi thuyền quyên CD.

Ghe Bất-Măn dt. (lóng) Thuyền đi sông đóng thiếu thước tất quy định, khỏi đóng thuế.

Ghe Bầu dt. Thuyền đi biển, dùng chuyên chở, khoang sau bầu to và cao: Ghe bầu dọn dẹp kéo neo, Mấy chú bạn chèo bắt cái ḥ khoan CD II (lóng) Đàn bà chửa: Đợi chiếc ghe bầu đi với.

Ghe Be dt. Ghe lườn có cơi thêm ván cho hai be cao lên để chở được nhiều hơn.

Ghe cà-vom dt. X. Cà-vom.

Ghe cá dt. Ghe có lườn rộng và sâu để chứa nước đựng cá đi xa.

Ghe câu dt. Xuồng hay thuyền nhỏ dùng đi câu cá, câu tôm.

Ghe cộ dt.(đ) : Thuyền bè, tiếng dùng chung cho ghe thuyền: Ghe cộ ǵ ốp áp quá!

Ghe cui dt. Ghe ngắn đ̣n, không có bản lồng, mũi lái bằng nhau.

Ghe cửi dt. Thuyền nhỏ mũi nhọn, nhẹ chèo, dùng ở gần cửa biển.

Ghe chài dt. Ghe to dài, mui hơi bằng, chỉ chống đi hoặc nhờ tàu dắt.

Ghe đ̣ dt. Đ̣ dọc.

Ghe cuộc  dt. nh. Ghe cộ và thuyền bè.

Ghe giàn dt. Thuyền to có đâm xà-bang đề chở thật nhiều đồ (X. Đâm xà-bang).

Ghe hàng bổ dt. Thuyền to gần bằng ghe chài, chở hàng hóa đi bán ở các chợ.

Ghe hầu dt. Thuyền quan hoặc nhà giàu đóng đẹp.

Ghe lê dt. Thuyền chờ lính dung vào việc binh (xưa).

Ghe lồng dt. Ghe dáng như ghe chài, nhưng nhỏ và mui bầu.

Ghe lưới dt. Thuyền đi lưới cá.

Ghe lườn dt. Ghe thon dài không mui.

Ghe mỏ vạch dt. Thuyền mủi vớt như mỏ cách vạch thơ may.

Ghe nan dt. Thuyền bằng nan tre đương dày.

Ghe ngo dt. Xuồng độc-mộc, thứ ghe bằng một thân cây khóet trũng, mũi và lái quớt cao lên.

Ghe ô dt. Nh. Ghe lê.

Ghe rồi dt. Ghe của lái cá, đi đón các ghe cá chịu mối bán cho vựa.

Ghe thuyền dt Nh. Ghe guộc và thuyền bè.

Ghe trẹt dt. Thứ thuyền to, rộng, mạnh chở; khi cần mới để mui giả lên.

Ghe trường-đà dt. Ghe bầu to.

Ghe vạch dt. Nh. Ghe mỏ vạch.

Ghe vẹm dt. Thuyền quan hồi xưa, có sơn ô và chạy bèo đỏ.

Ghe vợi dt. Thuyền nhỏ chạy kèm theo thuyền to, chực được mướn chở đồ.

GHE dt. clg. Ṃng-đóc hay Ṃng-đốt, một bộ phận trong âm hộ.

GHE tt. Nhiều. lắm, có thể có.

Ghe ngày trt. Có ngày, có thể xảy ra một ngày nào đó: Ghe ngày nó bị đánh chứ chẳng không.

Ghe phen trt. Lắm phen, nhiều lần: Ghe Phen bị cảnh cáo mà không.

 

Đại Nam quốc âm tự vị (1895) của Húnh Tịnh Paulus Của ghi 28 tên ghe

Húnh Tịnh Của (Quắc Âm Tự Vị, trang 425):

Thuyền. c. Ghe thuyền, đồ đóng có thể mà đi sông đi biển.

­— bè.              Id.        (tiếng đôi)

— bè.              Id.

Ghe —.           Id.

Hải —.            Thuyền đi biển, ghe biển.

Giang —.       Ghe sông.

Xuống —.       Xuống đưới ghe.

— bác vọng.  Một thứ ghe biển, ghe câu. 

Chiến —.        Ghe đánh giặc, ghe chiến, tàu chiến.

Hỏa —.           Tàu lửa, tàu khí.

Giá hải —.     Ghe biển, ghe cửa.

— hải đạo.     Thuyền vận binh lương theo đằng biển.

— nan.           Ghe đương ráp bằng nan tre.

Hàng —.         Hàng quân lính.

Bổn —.           Hàng quân lính.

— Trung.       Vệ nhứt.

— tả.               Vệ nh́.

— hữu.           Vệ ba.

 

 

Cuốn từ điển tam ngữ Việt – Bồ – La

        Cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên được ghi nhận cho đến giờ là cuốn từ điển tam ngữ Việt – Bồ – La (Tiếng Việt – Bồ Đào Nha – Latin) với tên Latin là Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum đă được Alexandre de Rhodes biên soạn sau khi ông ở Việt Nam 12 năm và được in tại Roma vào năm 1651 lúc Alexandre ở châu Âu.

Từ điển Việt-Bồ-La với 8000 mục từ, trong đó có các mục Thuyền, Tàu, nhưng (thiếu) các mục Bè, Ghe, Xuồng... không có.

Các Ông Thanh-Lăng, Hoàng-Xuân-Việt, Đỗ-Quang-Chính đă dịch ra Việt-ngữ, tên sách là Từ Điển An Nam - Lusitan - La Tinh

 

  

 

 

 

 

 

 

Đại nam thực lục, tập một ghi lại các thuyền chiến Chúa Nguyễn trong một cuộc thao diễn thủy quân:

Thao diễn thủy quân : Sai thuyền hải dạo của các co dội : (4 thuyền Khanh Nhất, Minh Nhất, Minh Nhị, Minh Tứ co Tả thủy thuyền An Triền, thuyền Thạch B́nh, thuyền Hiền Nhất, thuyền Trà Nhất co Tiền thủy, thuyền Nội Tráng, thuyền Tá, thuyền Minh Nhị, thuyền Giao Thủy, co Tả dực, thuyền Tả Hùng, thuyền Bạch Câu, thuyền Định Nhị, thuyền Nhuệ Nhất co Tiền dực, thuyền Van Hà, thuyền Kiên Tam, thuyền Trạch Nhất, thuyền Cuờng Nhất dội Tả thủy, thuyền Minh Nhất, thuyền Triều Tôn, thuyền Tráng Tam, thuyền Hữu Hung dội Tiền thủy, thuyền Tráng Nhị, thuyền Tráng Nhất, thuyền Tráng Tam dội Tả bính, thuyền Cổ Liễu, thuyền Đại Nhất, thuyền An Xá dội Tiền bính, Nội Thủy nhất dội th́ thuyền Kính, thuyền Tả trung kính, thuyền Nội Kiên, Nội thủy nhị dội th́ thuyền Khang Nhất, thuyền Đại Nham, thuyền Trí, Nội Thủy tam dội th́ thuyền Tiệp Nhất, thuyền Hải Châu, thuyền Đinh Nhất, Nội Thủy tứ dội th́ thuyền Địch Cần, thuyền Khánh Mân, thuyền An Nội, Nội Thủy ngu dội th́ thuyền An Nhất, thuyền Kiên Nhị, thuyền Kiên Nhất, Nội Thủy lục dội th́ thuyền Tả thủy, thuyền Trung Thủy, thuyền Hữu Thủy, Nội Thủy thất dội th́ thuyền Tả Đột, thuyền Gia Nhất, thuyền Hữu Đột, Nội Thủy bát dội th́ thuyền Tiệp Tam, thuyền Gia Nhị, thuyền Nghị Giang, thuyền Gia tam, Nội Thủy cửu dội th́ Tân Hầu Thủy, thuyền Kiệu, thuyền Hữu trung kính, Nội Thủy thập dội th́ thuyền Tân Khang, thuyền Trung Kính, thuyền Chạo, Nội Thủy thập nhất dội th́ thuyền Tiệp Nhị, thuyền Xuân, Nội Thủy thập nhị dội th́ thuyền Bác Vọng nhị, thuyền Thạch Than, thuyền Nam phù, Nội Thủy thập tam dội th́ thuyền Vơ Nhất, thuyền Trà Nhị, thuyền Đột Nhất, thuyền Thủy Nhị, co Hữu Thủy th́ thuyền Quảng Nhất, thuyền Thủy bạn, thuyền Tín, thuyền Minh Tam, co Hậu thủy th́ thuyền An Tam, thuyền An Nhất, thuyền An Nhị, thuyền Phú Luong, co Hữu dực, th́ thuyền An Nhị, thuyền Kiên Nhị, thuyền Nội Hùng, co Hậu dực th́ thuyền ỷ Bích, thuyền Nghia Nhất, thuyền Hữu Hầu, thuyền Trạch Nhị, dội Hữu Thủy th́ thuyền Tả Hầu, thuyền Kiên, thuyền Nhuệ nhị, thuyền Hậu trạch, dội Hữu bính th́ thuyền Thắng Nhị, thuyền Thắng Nhất, thuyền Thắng Tam, dội Hậu bính th́ thuyền Hà Lộc, thuyền Phúc Kinh, thuyền Đại Lộc, dinh Hậu thủy th́ thuyền Phù Nam, thuyền Quảng Nhị, thuyền Nghia Nhị, thuyền Hiền Nh́), theo thứ tự bày hàng từ Phủ Cam trở xuống, hễ nghe hiệu trống th́ mở thuyền chèo nhanh, dến mé sông Nội Thủy th́ quay về. Chúa tới xem, thuởng bạc tiền theo cấp bực.

 

 

GHE XUỒNG Ở NAM BỘ

1.Đặc điểm phân loại

Ghe xuồng ở Nam Bộ theo Ông Nguyễn-Thanh-Lợi:

Ghe xuồng ở Nam Bộ rất đa dạng, phong phú với nhiều kiểu loại, tên gọi khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, chức năng sử dụng và phương thức hoạt động ta có thể tạm phân chia thành những loại khác nhau.

Ông Nguyễn-Thanh-Lợi viết:

Huỳnh Tịnh Của định nghĩa về xuồng như sau: "Ghe nhỏ, ghe làm chơn, thường ḍng theo ghe lớn”[6] [2] . Về xuồng, ta thấy có các loại phổ biến như xuồng ba lá, xuồng năm lá, tam bản, xuồng vỏ g̣n, xuồng độc mộc, xuồng chèo, xuồng  máy…

Xuồng ba lá có chiều dài trung b́nh 4m, rộng 1m, sức chở từ 4-6 người. Xuồng làm bằng ba tấm ván gỗ dài ghép lại, các đường nối được trét bằng nhựa chai, mũi và lái đều nhọn. Dùng sào nạng và bơi chèo để đi lại. Riêng Cần Thơ có xuồng 5 lá.

Xuồng tam bản giống như ghe câu, nhưng lớn hơn, có 4 bơi chèo, dùng để chuyên chở nhẹ. Có loại thon dài, lại thêm mui ống, dáng đẹp. Số lượng tấm ván be không chỉ có 3 mà có thể là 5, 7, hoặc 9 tấm. Các điền chủ hạng nhỏ và vừa thường sử dụng để đi lại trên sông rạch. Ở Vĩnh Long, xuồng tam bản c̣n dùng để đi câu tôm, câu rổi hoặc dùng làm xuồng cào tôm cá. Tam bản xuất xứ từ tiếng Hoa “xam pản”, người Pháp phiên âm thành “sampan”.

Ghe tam bản, xuồng bơi, xuồng chèo ở Cần Thơ đều là hai chèo, ba chèo, bốn chèo. Không phải một một chèo lái, một chèo mũi như ở các vùng khác.

Xuồng vở g̣n (giống vỏ trái g̣n) kích thước nhỏ, kết cấu đơn giản (giàn đà, cong và ván be), kiểu dáng gọn nhẹ, chủ yếu để đi lại, chuyên chở, trao đổi, buôn bán.

Xuồng độc mộc (ghe lườn) do người Khơme làm bằng cách chẻ dọc thân cây thốt nốt, khoét rỗng ruột hoặc mua xuồng độc mộc thân gỗ sao, sến ở Campu chia và Lào.

Xuồng câu tôm: giống kiểu kiểu ghe độc mộc của người Khơme dùng giăng câu thả lưới ở ven sông cạn rạch nhỏ.

Xuồng bơi (2 mái chèo) lớn hơn xuồng tam bản.

Xuồng máy gắn máy nổ và chân vịt như xuồng máy đuôi tôm là loại phương tiện rất “cơ động”, phổ biến ở vùng sông nước này, nhất là trong giới thương hồ.

Về ghe dùng để vận chuyển hàng hóa thường là những chiếc ghe có kích thước lớn, sức chở nặng, đi được đường dài.

Ghe bầu là loại ghe lớn nhất, mũi và lái nhọn, bụng ph́nh to, có tải trọng tương đối lớn, chạy buồm (từ 1 đến 3 buồm), lướt sóng tốt và đi nhanh, có nhiều chèo để đi sông và đi biển dài ngày.thường dùng đi đường biển. Loại  ghe bầu lớn thường gọi là ghe trường đà.Ghe bầu (Prau) bắt nguồn từ tiếng Mă Lai, do người Việt trong quá tŕnh Nam tiến tiếp thu được của người Chăm.Trước năm 1945, hàng năm các lái buôn lớn từ miền Trung chở cá, mắm cá ṃi, chủ yếu là nước mắm cá cơm của vùng Phan Thiết vào bán trong Nam, rồi mua gạo thóc chở ra bằng loại ghe này.

Ghe cửa: nhỏ, mũi nhọn, nhảy sóng tốt, chạy buồm vững vàng; có thể ra vào các cửa sông dễ dàng, hay chở hàng đi men theo bờ biển.

Ghe lồng (hay ghe bản lồng): loại ghe lớn, đầu mũi dài, có mui che mưa nắng, ḷng ghe được ngăn thành từng khoang nhỏ để chứa các loại hàng hóa khác nhau. Loại ghe này dùng vận chuyển hàng hóa đi dọc bờ biển.

Ghe hàng bo là loại ghe lồng nhỏ, đi đường ngắn trong nội địa

Ghe giàn : có kích thước khá lớn, hai bên hông trổ cánh cao để chở được nhiều hàng hóa

Ghe be không mui hoặc có mui nhỏ chệch về phần lái khoảng 1/4  chiều dài của ghe, có thêm hai ghe bên sườn để tăng thêm sức chở.

Ghe chài: to và chở được nhiều nhất, có mui rất kiên cố, gồm nhiều mảnh gỗ ghép lại, có hai tầng. Ghe được chia làm hai phần, phần đầu chứa hàng hóa, phần sau là chỗ nghỉ cho người đi ghe. Một mui rời phía sau pḥng lái dùng làm nơi tắm rửa, nấu cơm. Ghe có sức chở từ 150-200 tấn, loại ghe chài Nam Vang chở được đến 300 tấn. Ghe chài thường có cả chục người chèo với kiểu chèo “neo” ngược chứ không như kiểu chèo ghe b́nh thường. Về sau, người ta dùng tàu kéo ghe chài. Ghe dùng cho người đi buôn bán xa, dài ngày và sống trên sông nước. Thường dùng chở lúa gạo, than củi.

“Chài” xuất xứ từ tiếng “Pok chài” của người Triều Châu, Pok: nhiều, chài: tải, ghe chài là loại ghe có sức tải lớn.

Ông Vương Hồng Sển,

Ghe chài gọi đầy đủ là ghe bốc chài, gốc từ tiếng Khơme “tuk pokchay”, tuk: ghe, thuyền (Khơme); pokchay: chở nhiều (Triều Châu)[7] [3]

Ghe cà vom: nhỏ, dài, có mui nhỏ nhưng khác ghe lườn và ghe ngo.

Ghe cá,  hay c̣n gọi là ghe rỗi ,chuyên chở sá đồng từ miền Tây về Sài G̣n. Đặc biệt mực nước trong ghe luôn cân bằng với mực nước sông bên ngoài để giữ cá luôn sống và ghe cũng luôn vững. “Anh đi ghe cá mũi son, để em đan đệm cho ṃn mười ngón tay

Ghe bè to và sâu, giống như chiếc xà lan, có mái che, tải trọng lớn, người chèo có thể đi lại trên mui, dùng chuyên chở hàng hóa trên sông. Loại ghe to, mau bán tận Campuchia.

Ghe lưới :giống như chiếc thuyền độc mộc, thân dài, thon, mũi nhọn. Đây là loại ghe của người Khơme.

Ghe cào tôm: đầu mũi lài và khá phẳng, có bánh lái gặp bên hông, dáng nhỏ. Loại ghe này thường dùng cào tôm vào ban đêm.

Ghe mỏ vạch: mũi vớt cao lên như cái vạch của thợ may.

Ghe cui: ngắn, mũi và lái tương đối bằng, không nhọn như các ghe khác. Dùng chở củi, lá lợp nhà.

Ghe ngo (tuk ngua): loại ghe nhiều màu sắc của dân tộc Khơme, thường dùng trong bơi đua trong các lễ hội. Ghe làm bằng cây sao, dài 10m trở lên. Ghe không mui, ở đầu mũi chạm h́nh rồng, rắn, phụng, lân hoặc voi, sư tử, ó biển. Mỗi chiếc có thể chở từ 20 đến 40 tay chèo, xếp thành hàng đôi, một người cầm lái và một người cầm mũi.

Ghe điệu: mũi lái chạm trổ, kèo mui thường sơn son thếp vàng, bên trong lót ván trơn bóng, có chỗ nấu nướng, đủ tiện nghi để hút á phiện cho giới nhà giàu.

Ghe hầu: sang hơn ghe điệu, dành cho cai tổng, tri phủ, tri huyện. Ban đêm ghe thắp sáng không phải v́ mục đích soi đường, mà để báo hiệu cho biết là ghe của quan. Một đoạn trích của Huỳnh Minh cho ta thấy h́nh ảnh của chiếc ghe hầu ngày xưa: “Khác với những ghe thường, ghe hầu được đóng vẻ đẹp đẽ, sang trọng hơn: sơn son thếp vàng, đầu rồng đuôi phụng, trước mũi hai chèo, mui ghe lộng lẫy, bên trong trang trí rất đẹp như một pḥng khách trên nhà, nào chiếu bông nẹp điều, gối dựa vải màu sặc sỡ, đồ lệ bộ, ống điếu b́nh, văn án thấpv.v…Ban đầu chỉ có loại quan chức mới đi loại ghe này, về sau các nhà giàu có, dư dả cũng đua nhau sắm ghe hầu, như kiểu đổi Citroen con cóc để sắm Dodge hay Mercédes đi cho oai”[8] [4]

Ghe sai: c̣n gọi là ghe khoái, nhỏ, chèo nhẹ, dùng vào việc quan.

Ghe quyển: có mui che từ đầu đến cuối ghe, dùng để chở quân lính.

Ghe lệ hoặc ghe ô: dùng vận chuyển lính hay quân cụ. Những chiếc dành cho chỉ huy thường được chạm trổ toàn thân rất tinh xảo. Loại này thường được sơn đỏ nên cũng gọi là ghe son hay ghe vẹm.

Ghe trẹt (trẹt): không mui, đáy bằng, hai đầu ghe đều bằng để chở trâu ḅ.

Ghe vợi: ghe nhỏ, cột theo sau những chiếc ghe lớn để chuyển hàng hóa vào bờ.

Vỏ lăi: mũi ghe bằng, dài khoảng 9m, thành ghe thấp, bề ngang hẹp.

Tắc ráng: thường dài hơn vỏ lăi, mũi nhọn, chạy rất nhanh (chiếc Speedo do Kiên Giang Composite chế tạo có thể chạy đến 60km/giờ). Chiếc ghe đặc biệt xuất hiện từ năm cuối 1959 ở địa danh mà cả xóm, ấp, chợ và con rạch đều mang tên Tắc Ráng (nay là khóm Vĩnh Viễn, phường Vĩnh Hiệp, thị xă Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang).

Ngoài ra, ở mỗi địa phương cũng có những loại ghe phù hợp với điều kiện sông nước và nhu cầu sản xuất, đi lại trong vùng. Một số loại ghe có tiếng như:

Ghe câu Phú Quốc (Kiên Giang) có buồm, có 5 cặp chèo, dùng để đánh bắt thuỷ sản.

Ghe cửa Phú Quốc để chở thuỷ sản và mắm.

Ghe Cần Thơ: lớn, dài, tiện cho việc đi sông.

Ghe cửa Bà Rịa để chuyên chở thuỷ sản

Ghe lưới rùng Phước Hải (Long Đất, Bà Rịa- Vũng Tàu) dùng đánh bắt thuỷ sản.

Ghe Cửa Đại: dùng đánh bắt trên biển, chuyên chở hàng hóa đi biển hoặc trên các con sông lớn. Loại ghe có đặc trưng riêng, khá nổi tiếng, do những thợ thủ công B́nh Đại (Bến Tre) đóng. Ngày xưa, vùng này có mối giao lưu mua bán với Mỹ Tho, Sài G̣n, G̣ Công, Vũng Tàu, Bà Rịa, Phan Thiết. “Khác với ghe Cần Đước mũi ngắn, lườn rộng, ghe Vàm Láng (G̣ Công) mũi nhọn mà cao, lườn dẹt, ghe Ḥn (Phú Quốc) của miền tây mũi đứng, lườn rộng, thân dài, ghe của B́nh Đại- thường được giới sông nước gọi là ghe số 14 mũi đen- cao vừa

phải, lườn rộng, thân vững, đi biển hoặc chuyên chở trên sông đều tốt, chịu nhảy sóng, mạnh sức chở. Ghe cửa B́nh Đại bánh lái đẹp và dài, có hai buồm, có trục cuốn, buồm đánh bằng lá buôn đan( tức một loại lá cọ, người ta quen gọi là đệm buồm) “[9] [5] 

        Ghe Cần Đước (Long An) dùng đánh bắt cá(đóng đáy, chài cá), chuyên chở hàng hóa trên các tuyến sông. Loại ghe lớn, chạy nhanh, chở khoẻ, có dáng đẹp, nhưng chỉ sử dụng tiện lợ tṛn sông rạch v́ lườn tṛn, nhảy sóng kém. Mũi và lái đều nhọn và nhô cao, chậu mũi vàchậu lái cong tṛn, bánh lái to và cao, cần lái nằm ngang quá mũi ghe. Ghe Cần Đước mũi sơn màu đỏ tươi, lườn màu xanh, hai mắt tṛn xoe, tṛn đen và to, thường gọi là “đôi mắt đảo mèo”[10] [6]           

        

                                             Ghe ai đỏ mũi trảng lườn

                    Phải ghe Gia Định xuống vườn thăm em?      

Ngoài ra, tuỳ vào mục đích sử dụng mà ghe xuồng ở Nam Bộ có những tên gọi khác nhau, như dùng để giăng câu th́ gọi là xuồng câu ; đánh bắt th́ có ghe lưới, ghe đáy; đưa khách trên sông th́ gọi ghe đ̣ (đ̣ ngang, đ̣ dọc; đ̣ chèo, đ̣ đạp, đ̣ máy) ; dùng buôn bán hàng hóa th́ có ghe hàng… 

2. Nghề đóng ghe

Từ cuối thế kỷ XVIII, ở đất Gia Định- Đồng Nai, ngành đóng và sửa chữa tàu thuyền đă ra đời, phục vụ cho nhu cầu vận chuyển đường thuỷ ngày càng lớn của vùng đất này.”Ở ngă ba sông Nhà Bè thuộc huyện Phước Long, tục gọi phường Thương Đà, trước kia tàu thuyền của phương Bắc đến buôn bán, phàm thuyền bị nát, bị ṛ phải sửa chữa hoặc đóng thuyền mới, tất do chỗ này”[11] [7]. “Luỹ cũ Trao Trảo ở huyện Long Thành năm Canh Tuất (1790) đầu đời trung hưng, đắp thành luỹ, đóng tàu thuyền”[12] [8]

Ở Nam Bộ có nhiều “ḷ” đóng ghe nổi tiếng, thành ra những trường phái riêng, có thể kể như: ghe B́nh Đại, ghe Cần Đước, ghe Bà Rịa, ghe Phú Quốc…

Trước Cách mạng tháng Tám- 1945, tại B́nh Đại có các trại ghe Bắc Hải ở Thọ Phú và ghe Đông Hải ở Phước Thuận chuyên đóng những ghe cửa lớn vận chuyển hàng hóa đi buôn với các tỉnh cực Nam Trung Bộ, nổi tiếng một thời. Thợ thủ công ở Vũng Luông (Thọ Phú- Thới Thuận) và vàm Bà Khoai là những nơi có tay nghề cao.[13] [9]

Tại Cần Đước đă h́nh thành nên hai trung tâm đóng ghe, một ở chợ Kinh và một ở vàm Cầu Nổi với những trại ghe tiếng tăm như Hiệp Phát, Hiệp Lợi, Trần Văn Chà (sau đổi là Tân Hưng) ở chợ Kinh; Năm Châu, Bảy Thạch…ở Phước Đông hay có thể kể thêm Hiệp Đồng, Hiệp Hoà ở Tân Tập (Cần Giuộc) [14][10]

Từ đầu thế kỷ XX, nghề đóng ghe xuồng ở Cần Thơ đă phát triển. Lúc đầu chỉ vài hộ, rồi dần dần trở thành làng nghề, mang tính chuyên nghiệp, cha truyền con nối. Nổi tiếng nhất là ở Ngă Bảy (Phụng Hiệp). Ở Vàm Xáng, Phong Điền, thị trấn Cái Răng (Châu Thành) cũng là những làng nghề đóng ghe xuồng danh tiếng.

Ghe đóng ở Cần Thơ nổi tiếng kiểu dáng thanh mảnh, mũi nhọn, nhảy sóng tốt. Phong Điền là nơi chuyên đóng ghe hầu với kỹ thuật chạm trổ rất khéo.

Ở thành phố Hồ Chí Minh có làng đóng ghe cầu Rạch Ong nằm hai bên bờ rạch Ong, gần ngă ba của con rạch này và kinh Tẻ, thuộc địa bàn phường Tân Hưng (quận 7) và phường 1 (quận 8). Làng nghề này h́nh thành khoảng năm 1962, do những người thợ từ Cần Đước, Cần Giuộc (Long An) mang đến. Trọng tải của loại ghe Cần Đước đóng tại đây có nhiều cỡ, khoảng từ 30-200 tấn. Gần đây, làng nghề chủ yếu đóng các loại tàu kéo, tàu ủi và xuồng thông với sức chở từ 500kg đến 3 tấn, và sửa chữa các loại ghe thuyền khác nhau.[15] [11]

Ở An Giang, nghề đóng ghe xuồng ngày càng phát triển ở một số làng xă như: Mỹ Hiệp, Mỹ Luông, Chợ Thủ (Chợ Mới), B́nh Mỹ, B́nh Long (Châu Phú). Ghe xuồng có giá rẻ, dễ mua sắm, kiểu dáng luôn được cải tiến.

Tại Bà Rịa- Vũng Tàu, các trại ghe tập trung chủ yếu ở B́nh Châu, Phước Bửu, Long Hải, Phước Lễ, Phước Tỉnh, Phước Hải, Vũng Tàu…

Ở Vĩnh Long hiện c̣n vài trại ghe nổi tiếng, do cha truyền con nối nhiều đời, như trại ghe Năm Danh, Phước Thành, Năm Sên, Thanh Hải ở Trà Ôn; trại ghe Ḥa Hiệp tại Cầu Mới; trại ghe ở ấp Thanh Tân và Thanh Khê xă Thanh B́nh, huyện Vũng Liêm…[16] [12]

3.Phương thức hoạt động

Ngày xưa, việc lưu thông của ghe xuồng trên sông đă được nhà nước đặt thành những luật lệ với những quy định cụ thể:”phàm ghe thuyền đi bất luận gặp gió nước thuận hay nghịch, khi đi gần gặp nhau th́ phải hô là “bát” (tục thường ghe đi phía tả gọi là “cạy”, đi phía hữu gọi là “bát”) th́ ghe ḿnh đi qua phía hữu, để cho thuận lái thuận sào dễ điều khiển mà tránh nhau. Nếu ghe nay đă hô “bát” mà ghe kia c̣n đi tới phía tả không tránh để cho đụng nhau hư hỏng, th́ lỗi ấy về ghe không tránh kia. Lại trong trường hợp ấy có kẻ biện chiết chưa chịu khuất phục, th́ phải xét ghe nào chở nhẹ hơn và đi thuận ḍng nước, thừa thế ấy chạy mau phải đụng ghe kia, th́ ghe ấy bị lỗi”[17] [13]

Khoảng từ 1920, chính quyền thuộc địa đă ra một “bài chỉ” ghe ở các tỉnh Nam Bộ, quy định ghe mỗi tỉnh có một con số riêng. Bài chỉ ấy lấy chữ đầu của 20 tỉnh ở Nam Kỳ ghép thành vần, rồi đặt số:

           “Gia, Châu, Hà,

             Rạch, Trà, Sa, Bến,

             Long, Tân, Sóc, Thủ, Tây, Biên,

             Mỹ, Bà, Chợ, Vĩnh, G̣, Cần, Bạc “[18] [14]

Như vậy ghe Gia Định mang số 1, ghe Bến Tre có số 7, ghe Bà Rịa th́ số 15…

Hoặc như ghe của các vùng cũng sơn màu nơi mũi ghe để phân biệt nhau

                               Thuyền Bắc Nam lui tới

               Ghe đen mũi, ghe vàng mũi ra vào coi loà nước

                              Người Đông Tây qua lại

               Tàu xanh mang, tàu đỏ mang, hàng hóa chất ngất

                                                            (Ngô Nhân Tịnh)

Để đề pḥng nạn cướp bóc diễn ra trên sông nước, chính quyền phong kiến đă có quy định rơ ghe thuyền phải có “đăng kiểm” để dễ bề kiểm soát:”ghe thuyền lớn nhỏ trong hạt, quan nha sở tại phải buộc khai báo tên họ làm số sách tra cứu rơ ràng, rồi khắc chữ đóng nơi đầu thuyền, người nào trái lệnh bị tội, và làm bộ tịch ghe thuyền để lưu chiếu. Từ đó người chủ bị cướp nhận thấy được kẻ cướp, chỉ tên ra tố cáo, truy nă, mà bọn ác ôn khiếp phục yên lặng cả”[19] [15]

Trước năm 1954, ở Nam Bộ các phương tiện máy móc c̣n ít, ghe xuồng đi lại chủ yếu là bơi, chèo. Ở các thị trấn, thị tứ đông dân cư th́ có đ̣ đạp, đ̣ dọc đưa rước khách đi lại. Đ̣ đạp, đ̣ dọc th́ đi theo chiều dài, khách có thể thuê bao trọn chuyến.

Gọi là “đ̣ đạp” v́ chiếc ghe thông thường di động trêm mặt nước do bơi, hoặc chèo bằng tay, nay được thay bằng động tác chân Những người phu đạp trên những tấm ván ghép trên một cái ṿng tṛn như chiếc guồng quay nước. Một chiếc đ̣ có 4 người đạp. Đ̣ đạp có tốc độ tương đương với đ̣ chèo bằng tay, nhưng hành khách thích đi  loại đ̣ này hơn v́ nó ít cḥng chành. Chiếc đ̣ thường được thiết kế thành 2 tầng. Tầng dưới được che kín, chủ yếu để chở hàng hóa. Tầng trên thông thoáng, dùng để thường ngoạn cảnh sông nước. Đ̣ đạp thường chở khách ở cự ly gần, khoảng 10-20km, nước ít chảy, không có sóng to. Nghệ sĩ  cải lương Tư Trang (tức Trần Hữu Trang) từng có thời gian làm phu đ̣ chở khách từ Hương Điểm đi tỉnh lỵ Bến Tre.[20] [16]

Người miệt quê cấy hái xong, mùa màng nhàn rỗi hay có chuyện cần sắm sửa mua bán là đi đ̣ dọc về thị xă. Con đ̣ dài hơn mười lăm thước, chở được bốn năm chục người. Đi đ̣ dọc là ta có thể h́nh dung được phần nào cuộc sống nơi miền sông nước. Đ̣ dọc chạy rất đúng giờ, nhiều nhà xem đ̣ chạy qua là có thể đoán được giờ giấc một cách chính xác. Khách đi đ̣ cũng dễ thân quen nhau, cứ chuyện tṛ rôm rả suốt cả hành tŕnh.Ven sông, mỗi nhà đều làm cho ḿnh một bến nước nho nhỏ. Đó là nơi đón đ̣, nơi tắm rửa, giặt giũ, nơi hẹn ḥ của đôi lứa.

Có thể nói, ghe xuồng có mặt khắp mọi nơi, theo từng bước chân của người dân Nam Bộ, trên mọi “địa h́nh” của miền sông nước: từ nơi thị tứ đô hội cho đến chốn kinh cùng, từ đầu nguồn đến cuối băi, nơi giáp nước, ngă ba sông, dọc ven biển…Người ta dùng ghe xuồng đi mua bán, thu hoạch nông sản, đánh bắt tôm cá trên sông cho đến đi thăm người quen, giỗ chạp, ma chay, cưới xin…Ngày nay tận dụng ưu thế đó, những con “thuyền văn hóa”, “thuyền bệnh viện” đă hoạt động khá hiệu quả nơi miền sông rạch này.

Một phương thức sinh hoạt kinh tế nhưng lại mang đậm dấu ấn của văn minh sông nước, đó là chợ nổi của miền Tây Nam Bộ. Người dân miền Tây đă tạo cho ḿnh một phong cách sinh hoạt riêng, phù hợp với điều kiện đặc thù của tự nhiên nơi đây. Gần như ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều có chợ nổi: Ngă Bảy, Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), An Hữu (Tiền Giang), Ngă Năm, Trà Men (Sóc Trăng), Năm Căn, phường 8, Thới B́nh (Cà Mau), Long Xuyên (An Giang), Sa Đéc (Đồng Tháp)…Trong đó vang tiếng cả nước là chợ nổi Ngă Bảy (Phụng Hiệp, Cần Thơ) và chợ nổi Ngă Năm (Thạnh Trị, Sóc Trăng) trên kênh Quản Lộ. Ở chợ nổi bán người ta mua bán đủ thứ, từ trái cây, rau thịt, cá…cho đến hàng tiêu dùng, bán cả đồ ăn thức uống, gần như không thiếu thứ ǵ. Chợ nổi có lối tiếp thị trên trời, theo kiểu “treo ǵ bán nấy”. Trước mỗi ghe có một cây sào cao, trên đó treo những hàng hóa cần bán (dân địa phương gọi là bẹo). Chợ nổi cũng có những chợ dạng “chuyên doanh”. Chợ nổi An Hữu (Cái Bè, Tiền Giang) là chợ trái cây đầu mối lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Chợ Trà Men (Sóc Trăng) nổi tiếng với các mặt hàng lọp, lờ, lu, khạp…Chợ nổi thực sự là bức tranh đầy màu sắc của châu thổ sông Cửu Long.

 

Ghe xuồng trong đời sống văn hóa

Ghe xuồng ở Nam Bộ cũng được phản ánh khá đậm nét trong nhiều từ điển. Chúng tôi thử làm một thống kê (chưa đầy đủ) để thấy được sự đa dạng, phong phú trong cách thức đặt tên theo chức năng, theo địa phương, theo chất liệu cấu tạo, theo màu sắc của loại h́nh phương tiện giao thông đặc biệt này.

Đại Nam quốc âm tự vị (1895) của Huỳnh Tịnh Của ghi 28 tên ghe: ghe bầu, ghe trường đà, ghe cửa, ghe bản lồng, ghe bất măn, ghe vạch (ghe mỏ vạch), ghe cui, ghe trẹt, ghe chài, ghe lườn, ghe ngo, ghe vợi, ghe giàn, ghe câu, ghe lưới, ghe be, ghe cá, ghe lái ngoài, ghe đuôi tôm then trỗ, ghe hầu, ghe lê, ghe ô, ghe son, ghe sai, ghe chiến, ghe vẹm, ghe khoái, ghe hàng bổ.[21] [17]

 

 

Dictionnaire Vietnamien – Francais (1898) của Génibrel thống kê được 38 tên ghe: ghe bầu, ghe biển, ghe cửa, ghe nốc (ghe giă), ghe mành, ghe nang, ghe lồng, ghe lồng chón, ghe bốc chài, ghe trẹt, ghe giàn, ghe rập đáy, ghe cui, ghe cá, ghe rớ, ghe lườn, ghe vạch (mũi vạch, mỏ vạch), ghe câu, ghe rỗi, ghe đ̣, ghe  hầu, ghe lê, ghe son, ghe vẹm, ghe ô, ghe hồng, ghe quyển, ghe diều, ghe mui ống, ghe giă vọng, ghe sơn đỏ, ghe tiểu điếu, ghe bản lồng, ghe khoái, ghe sai, ghe đại trường đà, ghe chiến, ghe nan.[22] [18]Trong đó có một số loại ghe không phải của (hoặc chỉ có) ở Nam Bộ như: ghe nốc, ghe mành, ghe nang, ghe giă vọng, ghe bầu, ghe đại trường đà.

 

 

 

 

 

 

 

 

Dictionnaire Annamite-Chinois-Français (Việt-Hán-Pháp tự-vị) / Gustave Hue. 1937. (1937) của Gustave Hue chép 40 tên ghe: ghe bản lồng, ghe bầu, ghe bể (ghe biển), ghe bốc chài, ghe cá (ghe câu), ghe cui (ghe be), ghe cửa, ghe chiến, ghe diểu, ghe đại trường đà, ghe đinh, ghe đ̣, ghe guộc, ghe giă, ghe vọng, ghe giàn, ghe hầu, ghe hồng, ghe khoái, ghe lê (ghe hầu), ghe lồng, ghe chón, ghe lườn, ghe mành (ghe biển), ghe mui ống, ghe nan, ghe nốc (ghe biển), ghe ngo, ghe quyển, ghe rập đẩy (ghe be), ghe rỗi, ghe rớ, ghe sai, ghe son, ghe sơn đỏ, ghe tiểu điếu, ghe trẹt, ghe vạch (ghe mỏ vạch, mũi vạch), ghe vụn (ghe son), ghe nan.[23] [19]

Dictionnaire Vietnamien Chinois Francais (1957) của E. Gouin cho ta 39 tên ghe: ghe bầu, ghe be, ghe bể (ghe biển), ghe bốc chài, ghe cá, ghe câu, ghe cui, ghe cửa, ghe chiến, ghe chiều, ghe giàn, ghe diểu, ghe đại trường đà, ghe đinh, ghe đ̣, ghe giă, ghe giă vọng, ghe hầu, ghe kẻ, ghe khoái, ghe lê (ghe hầu), ghe lồng, ghe lườn, ghe mành, ghe mui ống, ghe nan, ghe nốc, ghe ngo, ghe quyển, ghe ô, ghe rỗi, ghe rớ, ghe sai, ghe son, ghe sơn đỏ, ghe tiểu điếu, ghe trẹt, ghe vạch, ghe vẹm (ghe son).[24] [20]

Tự vị tiếng Việt miền Nam (1993) của Vương Hồng Sển cung cấp 32 tên ghe: ghe bầu, ghe trường đà, ghe nạn, ghe cửa, ghe bản lồng (ghe lồng), ghe bất măn, ghe vạch (ghe mỏ vạch), ghe cui, ghe trẹt, ghe lườn, ghe be, ghe ngo, ghe vợi, ghe đ̣, ghe giàn, ghe câu, ghe lưới, ghe cá, ghe lái ngoài, ghe đuôi tôm then trỗ, ghe hầu, ghe lê, ghe ô, ghe son, ghe sai, ghe chiến, ghe điệu, ghe vẹm, ghe khoái, ghe hàng bổ, ghe bè, ghe chài.[25] [21]

Từ điển phương ngữ Nam Bộ (1994) do Nguyễn Văn Ái chủ biên đếm được 15 tên ghe: ghe bản lồng, ghe bầu, ghe bầu nóc, ghe be, ghe cà vom, ghe chài, ghe chài lớn, ghe cui, ghe cửa, ghe giàn, ghe hầu, ghe lồng, ghe lườn, ghe mỏ vạch, ghe ngo.[26] [22] Đây là số tên ghe được ghi nhận ít trong số 5 cuốn từ điển trên và ít hơn trong thực tế rất nhiều.

Các từ ngữ liên quan đến chiếc ghe cũng được thể hiện khá rơ, chỉ riêng trong  Đại Nam quốc âm tự vị  của Huỳnh Tịnh Của đă có: ở ghe, đi ghe, về ghe, ra ghe, lui ghe, xuống ghe, coi ghe, đậu ghe, ghe guộc. Về tục ngữ th́ có câu: Ghe không lái như gái không chồng.[27] [23]

Xung quanh chuyện ghe xuồng ở Nam Bộ đă để lại dấu ấn qua nhiều địa danh, chẳng hạn như: Nhà Bè, Cái Bè, Vũng Tàu, Rạch Tàu…

Nhà Bè vốn gắn liền với truyền thuyết Vơ Thủ Hoằng (đọc trại thành Huồng), nhà giàu có, thường cho vay nặng lăi. Sau sợ bị trừng phạt nơi âm phủ bèn phát tích làm lành, dựng nhà bè nơi ngă ba sông, trên để gạo củi mắm muối cho khách lỡ đường. Truyền thuyết Thủ Huồng với môtip “du địa phủ” này, nay hăy c̣n để lại dấu vết ở chùa Chúc Đảo (thường gọi chùa Sau hay chùa Thủ Huồng), xă Hiệp Hoà, thành phố Biên Hoà.

                                          Nhà Bè nước chảy chia hai

                                      Ai về Gia Định Đồng Nai th́ về

Trên sông  La Ngà (Đồng Nai) và Long Xuyên (An Giang) trên sông Hậu nay là những nhà bè nuôi cá nổi tiếng, mà con cá basa đă đi vào thị trường nước Mỹ.

Theo Sơn Nam trong Bến Nghé xưa th́ Cái Bè (Tiền Giang) vốn do ghe bè, một loại ghe lớn, tụ tập mua bán lên Campuchia mà thành tên đất. Cái trong từ cổ chỉ sông rạch.

Vũng Tàu (Bà Rịa- Vũng Tàu), Rạch Tàu (Cà Mau) là những nơi tàu thuyền thường trú đậu.

Trong diễn xướng dân gian Nam Bộ, ḥ sông nước chiếm một vị trí quan trọng. Liên quan đến việc đi lại trên sông nước có thể kể ra như những điệu ḥ như: ḥ chèo ghe, ḥ mái đoản, ḥ mái nh́, ḥ mái trường, ḥ khoan, ḥ mái ố, ḥ Đồng Tháp, ḥ Sông Hậu…Có những câu tư duy nghệ thuật dân gian đạt đến mức táo bạo:

                                     Nước Tân Ba chảy qua Vàm Cú

                                     Thấy em chèo cặp vú muốn hun

Gắn với ghe xuồng c̣n có nhiều bài vè mô tả lại các hoạt động sản xuất, mua bán: Vè đánh lưới, Vè đi biển, Vè lái rỗi, Vè đường sông Lục Tỉnh, Vè thương hồ…

Đua ghe là một tṛ chơi giải trí mang tính cộng đồng không thể thiếu được ở miền Tây Nam Bộ. Hoạt động này thường diễn ra vào dịp Tết, dịp lễ, cúng đ́nh…Người ta thường tổ chức đua ghe giữa các thôn ấp với nhau. Ghe đua của người Việt là loại ghe be, ghe trảng lườn. Trong khi đó ghe đua của người Khơme lại là ghe ngo.

C. Lemire trong tác phẩm Cochinchine Francaise et Royaume de Cambodge (1884) của ḿnh đă mô tả lại cảnh đua thuyền độc mộc đầy náo nhiệt trên sông Sài G̣n vào cuối thế kỷ XIX. Đây chính là những cuộc đua ghe ngo hào hứng mà ta thường thấy trong các dịp lễ Óoc-om-bóc ở Sóc Trăng. Đọc lại đoạn trích này để thấy được sức sống mănh liệt của một loại h́nh sinh hoạt văn hóa dân gian đậm đà bản sắc của dân tộc Khơme, mà đă có một thời người ta phục hồi lại ở thành phố Hồ Chí Minh những năm đầu 90 của thế kỷ trước.”Mỗi năm ở Sài G̣n vào ngày 15 tháng tám có đua ghe kỳ lạ. Trên sông Sài G̣n bề ngang từ ba đến bốn trăm mét vắt ngang qua thành phố, khoảng 20 ghe độc mộc dài, thon có treo cờ: ở đằng đầu sừng sững một đầu rồng bằng cáctông với sừng và râu dài bằng dây sắt, ở đằng sau là h́nh cái đuôi của con quái vật. Các thuyền độc mộc này hẹp đến nỗi hai người chỉ có thể ngồi đối diện nhau trên một cái băng nhỏ (…). Ba chục người ngồi ép sát nhau trên các ghe mảnh mai này và chờ lệnh. Một phát đại bác từ soái hạm được bắn đi, chuông trống đáp lại và các ghe lướt trên sóng thi đua chèo nhanh. Các bạn tưởng đâu là những con rắn, rất quái đản lướt trên nước. Các tay chèo ḿnh trần đến thắt lưng, màu da hơi xanh xanh màu ô liu, bắp thịt nổi vồng; (...)Âm thanh của các nhạc cụ xa lạ này, những tiếng la thét này làm người ta liên tưởng đến các cuộc tấn công của giặc cướp rất thường xảy ra ngày trước trên các sông lớn này (…)[28] [24]

Một khía cạnh văn hóa liên quan đến ghe xuồng đó là tín ngưỡng xung quanh loại phương tiện giao thông thuỷ đặc biệt này. Người đóng ghe th́ có lễ cúng ghim lô, cúng khai nhăn, cúng hạ thuỷ, đại khái cầu cho mọi việc được hanh thông. Người sử dụng ghe th́ cúng ở đầu mũi ghe cầu cho mua mai bán đắt (dân thương hồ), đánh bắt được nhiều cá tôm (nghề hạ bạc), chở khách được an toàn (dân tàu đ̣)…

         Đặc biệt mắt ghe là một biểu tượng văn hóa cần được giải mă. Mắt ghe từ TP.Hồ Chí Minh đến Kiên Giang cùng chung đặc điểm là mắt tṛn, tṛng đen, nhăn trắng, mang ghe được trang trí nhiều kiểu dáng khác nhau với đường viền trắng chạy xung quanh.

         Nh́n chung, sự khác biệt về h́nh dáng, màu sắc, đường nét của các con mắt thuyền ở từng vùng miền là do thị hiếu thẩm mỹ, tŕnh độ tay nghề của những người thợ đóng ghe thuyền và phong cách này cũng thường mang tính ổn định. Mắt ghe thuyền được trang trí lại sau một thời gian sử dụng.

 

Lời kết

          Ghe xuồng ở Nam Bộ vừa là một loại phương tiện giao vô cùng hữu hiệu, nó gắn bó vô cùng mật thiết với cư dân vùng sông nước, lại vừa là ẩn chứa bên trong những giá trị văn hóa vô cùng độc đáo. Mai đây, ở vùng châu thổ này, phương tiện khoa học kỹ thuật có phát triển đến mấy đi nữa, đời sống người dân có khấm khá hơn lên, nhưng chắc rằng vai tṛ của “người bạn đường” này là không thể thay thế được.

 

 

 

 

Đ̣ Dạp

 

Ông Nguyễn-Thanh-Lợi viết về “đ̣ đạp” như sau

Trước năm 1954, ở Nam Bộ các phương tiện máy móc c̣n ít, ghe xuồng đi lại chủ yếu là bơi, chèo. Ở các thị trấn, thị tứ đông dân cư th́ có đ̣ đạp, đ̣ dọc đưa rước khách đi lại. Đ̣ đạp, đ̣ dọc th́ đi theo chiều dài, khách có thể thuê bao trọn chuyến.

            Gọi là “đ̣ đạp” v́ chiếc ghe thông thường di động trêm mặt nước do bơi, hoặc chèo bằng tay, nay được thay bằng động tác chân Những người phu đạp trên những tấm ván ghép trên một cái ṿng tṛn như chiếc guồng quay nước. Một chiếc đ̣ có 4 người đạp. Đ̣ đạp có tốc độ tương đương với đ̣ chèo bằng tay, nhưng hành khách thích đi  loại đ̣ này hơn v́ nó ít cḥng chành. Chiếc đ̣ thường được thiết kế thành 2 tầng. Tầng dưới được che kín, chủ yếu để chở hàng hóa. Tầng trên thông thoáng, dùng để thường ngoạn cảnh sông nước. Đ̣ đạp thường chở khách ở cự ly gần, khoảng 10-20km, nước ít chảy, không có sóng to. Nghệ sĩ  cải lương Tư Trang (tức Trần Hữu Trang) từng có thời gian làm phu đ̣ chở khách từ Hương Điểm đi tỉnh lỵ Bến Tre. [16]

 

Trong bài "Nấm mộ ông Thầy Quảng", BS Trần Ngươn Phiêu (Amarillo, Texas, Tết Ất Dậu, 2005) viết:

Ông Nguyễn Sanh Sắc thường đến Cao Lănh để xem mạch, hốt thuốc cho các gia đ́nh nghèo ở đó. Các gia đ́nh khá giả khác thường chọn các Thầy có gia sản ở địa phương và ít khi mời ông Thầy Quảng. Vào thời đó và cả cho đến cuối thập niên 1940, sự giao dịch giữa Sa Đéc, Cao Lănh thường được thực hiện bằng loại đ̣ đạp. Đây là một loại đ̣ khá lớn, chuyên chở được trên hai mươi hành khách và hàng hóa. Đ̣ di chuyển do sức đẩy của một bánh xe nước. Bạn đạp đ̣ ít nhất cũng phải đến bốn người. Chợ Cồn là bến đ̣ quan trọng. Ông Nguyễn Sanh Huy thường lên, xuống đ̣ ở bến này và thường nhân dịp, ghé đàm đạo, đánh cờ với ông ngoại của ông Lang. Thêm nữa, mỗi khi đi Cao Lănh, ông Thầy Quảng thường chỉ ở một vài ngày và khi về thường đem các loại dược thảo ông t́m hái được ở Cao Lănh, giao lại nhờ ông ngoại của ông Lang phơi sấy để làm thuốc cho thân chủ nghèo. Một hôm, ông ngoại của ông Lang nhận được thơ do chủ đ̣ đạp đem về từ Cao Lănh. Ngươi đem thơ đă lơ đăng quên đưa thơ khi cập bến Chợ Cồn nên đă đưa trễ khi về đến bến chót ở chợ Sa Đéc. Trong thơ, người cho ông Nguyễn Sanh Huy tá túc mỗi khi ông đến Cao Lănh, báo cho ông Ngọ biết tin ông Huy đang bị bịnh nặng. V́ không biết dùng xe đạp, ông ngoại của ông Lang đă đi bộ đến Cao Lănh để thăm bạn. Vào chiều tối, lúc ông đến nơi th́ ông Thầy Quảng đă chết rồi, thân ḿnh c̣n ấm! [29]

 

Trăm năm sẽ nhớ bến sông này

Phà Cần Thơ

Thuở xưa, khi cha ông ta đi mở đất phương Nam; vùng miền Tây, bên kia sông Hậu c̣n nê địa śnh lầy. Trấn Di - tức vùng Cần Thơ bây giờ - chưa phát triển, c̣n thuộc tỉnh Vĩnh Long (một trong Nam kỳ lục tỉnh). Từ miệt trên xuống, muốn qua bên đó, người ta đi ghe bầu, ghe chài hoặc từ những bến đ̣ ngang vắng vẻ ở Trà Ôn, Cái Vồn, Tân Quới vượt sông bằng những chuyến đ̣ đạp, đ̣ chèo của người dân ngụ cư ở địa phương. Khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây, để khai thác tài nguyên thuộc địa, cùng lúc với việc khơi ḍng, đào kênh, họ mở rộng hệ thống giao thông toàn Nam kỳ lục tỉnh; trong đó con lộ huyết mạch nối từ Sài G̣n về miền Tây được khởi công xây dựng. [30]

Cầu Cần Thơ khánh thành nối liền đôi bờ sông Hậu, rút ngắn khoảng cách miền Tây Nam bộ với cả nước. Vai tṛ lịch sử của bến phà Hậu Giang sẽ không c̣n... Song, nhiều người không khỏi chạnh ḷng khi một h́nh ảnh đẹp, hoạt động cũ sắp mất đi.

NGUYỄN SAN Trăm năm sẽ nhớ bến sông này. Báo Cần Thơ. Thứ bảy, 23/01/2010 21 giờ 16 GMT+7

 

 

 

Dưới đây là trích trong sách "Chữ Đôi Việt Nam" của các Ông Nguyễn Bá Trang và Trịnh Ḥa Hiệp.

 

 

Ghe > ăn, bầu, be, bể,  biển, buồm, buôn, cá, câu, cộ, cui, cửa, chài, đ̣, guộc, hàng, hầu, khẩm, lá, lưới, lường, mành, máy, mê, muối, nan, ngo, ô, phen, rối, thuyền, trẹt.

Ghe < bạn, bến, cập, chèo, chét, chiếc, ch́m, choác, chống, chờ, chủ, chuyến, dẫn, dưới, đâm, đi, đỏi, đón, đóng, đưa, đục, gịng, khám khoang, lật, lui, lườn,mạn, neo, sảm, thui, trét, ụ, xảm.

 

Thuyền > bài, bầu, bà, biển, buồm, buôn, câu, cóc,con, cụ, cước, chài, chủ, đ̣, đội, khẩm, lơn, lườn , mành, mẹ, nan, nhân, phó, quyền, reo, rồng, t́nh, thúng, trưởng, viên.

Thuyền < be, binh, bơi, buông, con, cỡi, chét, chiếc, chiến, ch́m, choang, chống, chuyến, ḍng, du, dưới, đắm, đóng, đua, đục, đuôi, ghe, giong, gịng, hải, hạm, hỏa, hội, khoái, khoang, lái, lật, lâu, lên, long, ḷng, luân, lui, mạn, một, mui, mũi, neo, nóc, ngư, pháo, phi, sảm, sạp, sườn, tàu, thả, thợ, thương, trám, trạo, trẩy, trét, úp, ụp, xạc, xuống, xương.

 

 

 

ĐẠI NAM QUỐC ÂM TỰ VỊ - 1895
PAULUS HUỲNH TỊNH CỦA

 

Nguyễn khắc Xuyên giới thiệu để kỷ niệm 100 năm (1895-1995)

(trích trang Văn Hóa, giáo xứ Việt Nam tại Paris)

Lời giới thiệu

Đại Nam Quấc Âm Tự Vị là quyển từ điển Việt đầu tiên và do một nguời Việt đầu tiên soạn, ấn hành năm 1895 và 1896, cách chúng ta ngày nay 100 năm, 1895-1995. Truớc đây, có mấy nguời viết từ điển : Việt Bồ La của Đắc Lộ 1651, Việt La của Taberd 1838, Việt Pháp của Legrand de la Liraye, 1868, Việt La của Theurel-Taberd 1877, La Việt của Ravier 1880, Pháp Việt của Truong Vinh Kư 1887, Việt Pháp của Génibrel 1893. Từ điển của Húnh Tịnh Của là từ điển VN, từ điển tiếng Việt đầu tiên do nguời Việt Nam soạn.

...

Chúng tôi (lời Ông Nguyễn khắc Xuyên) kể ra một số để chúng ta cùng thưởng thức‘‘một chút bách khoa’’.

- Bánh. Bánh ḅ, bánh thuẫn, bánh nhăn, bánh gầng, bánh tráng (bánh đa), bánh giầy, bánh ếch (cũng gọi là bánh ít), giống h́nh con ếch. Bánh tét, (bánh tết), nói chữ là thiên bỉnh nếu hiểu nghĩa thiên viên địa phương (trời tṛn đất vuông). Bánh cúng, bánh chưn, giống h́nh cái chân cũng gọi là địa bỉnh. Bánh ú, cũng gọi là giác bỉnh, có ba góc. Bánh hỏi, bánh ép có sợi mà ráo rê hay là ráo hỏi, mượn chữ hỏi mà đặt tên.

- Ghe. Ghe cộ, ghe guộc, ghe bầu, ghe trường, ghe nan, ghe cửa, ghe bản lồng, hay ghe lồng, ghe bất mần, ghe vạch hay ghe mỏ vạch, ghe cui, ghe trẹt, ghe chài, ghe lườn, hay ghe độc mộc thuyền, ghe ngo, ghe vợi, ghe đ̣, ghe giàn, ghe câu, ghe lưới, ghe be, ghe cá, ghe lái ngoài, ghe đuôi tôm then trổi, ghe hầu, ghe lê, ghe ô, ghe son, ghe sai, ghe chiến, ghe vẹm, ghe khoái, ghe hàng bỗ.

 

Từ điển Việt Nam xưa và nay

sachxua.net/forum/index.php?action=printpage;topic=930.0

Từ điển là loại sách công cụ thường được dùng để tra cứu khi người ta gặp một khúc mắc nào đấy.

Thường th́ gặp cái từ nào khó th́ tra từ điển, thấy từ điển giải thích thế th́ tin là thế. Họa hoằn gặp từ mà ḿnh cũng biết sơ sơ hoặc c̣n nghi ngờ mới t́m hiểu tiếp. Nếu từ điển giải nghĩa sai th́ rất là tai hại. Chính v́ thế mới cần người có hiểu biết và giới chuyên môn đánh giá, phê b́nh, đính chính... để người sử dụng định h́nh được cái thứ mà ḿnh sắp sử dụng nó như thế nào. Tức là đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thôi mà.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Từ_điển

Từ điển (hay Tự điển) là danh sách các từ, ngữ được sắp xếp thành các từ vị chuẩn (lemma). Một từ điển thông thường cung cấp các giải nghĩa các từ ngữ đó hoặc các từ ngữ tương đương trong một hay nhiều thứ tiếng khác. Ngoài ra c̣n có thể có thêm thông tin về cách phát âm, các chú ư ngữ pháp, các dạng biến thể của từ, lịch sử hay từ nguyên, cách sử dụng hay các câu ví dụ, trích dẫn. Đối với các ngôn ngữ sử dụng kư tự Latin th́ các từ có thể được sắp xếp theo thứ tự chữ cái. Đối với các ngôn ngữ tại Đông Á sử dụng kư tự là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa th́ từ điển được gọi là tự điển. Thông thường từ điển được tŕnh bày dưới dạng sách, ngày nay từ điển c̣n được số hóa và cung cấp dưới dạng phần mềm máy tính hay truy cập trực tuyến trên web, trên tŕnh nhắn tin nhanh, hay có trong các thiết bị số cá nhân như PDA, điện thoại...

            Từ điển là nơi giải thích thông tin về ngôn ngữ của con người một cách dễ hiểu và khách quan nhất. Từ điển có nhiệm vụ, nhất là từ điển bách khoa toàn thư, giúp người xem hiểu và vận dụng (sử dụng) chính xác một từ, ngữ, thuật ngữ, thành ngữ, khái niệm, phạm trù hay một vấn đề cụ thể trong đời sống xă hội con người. Từ nhiệm vụ này, từ điển đă được h́nh thành dưới nhiều dạng thức tồn tại khác nhau, góp phần giải quyết (hay đáp ứng) một hoặc nhiều nhu cầu khác nhau trong đời sống xă hội loài người. Đến nay, đă có các dạng thức từ điển như: từ điển bách khoa toàn thư, từ điển triết học, từ điển thành ngữ, từ điển song ngữ, từ điển thần học, từ điển tiếng lóng, từ điển ngôn ngữ phụ nữ...

 

Sử dụng từ điển thế nào cho hợp lư

(Nguồn: KênhSinhViên.Net)

            Tham gia ngày : 20/04/08 http://forum.vietnamlearning.vn/archive/index.php/t-5555.html

Tên Thật : Cao Đức Anh

Nghề nghiệp : Sinh Viên

Trường đang học : Khoa học tự nhiên

Bạn đang theo học một ngôn ngữ mới vậy mà có quá nhiều thử thách xảy đến? Các hiện tượng ngữ pháp, ngữ âm, các tập quán ngôn ngữ như một bức tường chắn trên bước đường của bạn? Làm thế nào để hiểu được thông điệp từ mỗi nguồn tin trong ngôn ngữ đó nếu như bạn chưa có một vốn từ nhất định?
            Đă đến lúc bạn cần đến một người đồng hành thân thuộc_một cuốn từ điển sẽ giúp ích cho bạn thật nhiều. Với một cuốn từ điển bạn sẽ làm được những ǵ?
            Có rất nhiều lư do khiến bạn phải cần đến :
1) Tra nghĩa của từ bạn gặp hoặc nghe thấy
2) T́m nghĩa tương ứng của từ trong tiếng Việt
Sưu tầm
3) Kiểm tra cách viết của từ
4) Kiểm tra số của danh từ, cách của động từ
5) T́m các cấu trúc ngữ pháp liên quan tới từ
6) T́m từ đồng nghĩa, trái nghĩa
7) Tra cứu trật tự từ
8) Kiểm tra từ loại
9) Nắm được cách dùng từ đó trong văn nói
10) Nắm được cách sắp xếp của từ đó
11) Xem các ví dụ mà từ đó góp mặt trong ngôn ngữ giao tiếp.

 

 

 

GHE XUỒNG Ở NAM BỘ

* Nguyễn Thanh Lợi

http://www.vanhoahoc.edu.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1629&Itemid=74  11/04/2010

(Bài đă đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian, số 1, 2005)

 

      Ghe xuồng ở Nam Bộ có vị trí rất quan trọng trong việc giao thông đường thuỷ, ở một địa bàn mà mạng lưới sông ng̣i, kênh rach chằng chịt. Việc sử dụng ghe xuồng làm phương tiện đi lại, vận chuyển đă trở thành nét độc đáo trong đời sống của cư dân vùng này. Có thể nói, cư dân miệt sông nước ra đến ngơ là gần như phải đi xuồng. Ngay từ thưở đi khai hoang của cha ông ta, việc đi lại bằng đường thuỷ vẫn tiện lợi và an toàn nhất. Sách Gia Định thành thông chí mô tả:”Ở Gia Định chỗ nào cũng có ghe thuyền, hoặc dùng thuyền làm nhà ở hoặc đi chợ, hay để đi thăm người thân thích, hoặc chở gạo củi đi buôn bán, rất tiện lợi, mà ghe thuyền chật sông ngày đêm qua lại, sỏng xuồng liên tiếp” [31][1]

1.Đặc điểm phân loại

Ghe xuồng ở Nam Bộ rất đa dạng, phong phú với nhiều kiểu loại, tên gọi khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, chức năng sử dụng và phương thức hoạt động ta có thể tạm phân chia thành những loại khác nhau.

Huỳnh Tịnh Của định nghĩa về xuồng như sau: "Ghe nhỏ, ghe làm chơn, thường ḍng theo ghe lớn”[32] [2] . Về xuồng, ta thấy có các loại phổ biến như xuồng ba lá, xuồng năm lá, tam bản, xuồng vỏ g̣n, xuồng độc mộc, xuồng chèo, xuồng  máy…

Xuồng ba lá có chiều dài trung b́nh 4m, rộng 1m, sức chở từ 4-6 người. Xuồng làm bằng ba tấm ván gỗ dài ghép lại, các đường nối được trét bằng nhựa chai, mũi và lái đều nhọn. Dùng sào nạng và bơi chèo để đi lại. Riêng Cần Thơ có xuồng 5 lá.

Xuồng tam bản giống như ghe câu, nhưng lớn hơn, có 4 bơi chèo, dùng để chuyên chở nhẹ. Có loại thon dài, lại thêm mui ống, dáng đẹp. Số lượng tấm ván be không chỉ có 3 mà có thể là 5, 7, hoặc 9 tấm. Các điền chủ hạng nhỏ và vừa thường sử dụng để đi lại trên sông rạch. Ở Vĩnh Long, xuồng tam bản c̣n dùng để đi câu tôm, câu rổi hoặc dùng làm xuồng cào tôm cá. Tam bản xuất xứ từ tiếng Hoa “xam pản”, người Pháp phiên âm thành “sampan”.

Ghe tam bản, xuồng bơi, xuồng chèo ở Cần Thơ đều là hai chèo, ba chèo, bốn chèo. Không phải một một chèo lái, một chèo mũi như ở các vùng khác.

Xuồng vở g̣n (giống vỏ trái g̣n) kích thước nhỏ, kết cấu đơn giản (giàn đà, cong và ván be), kiểu dáng gọn nhẹ, chủ yếu để đi lại, chuyên chở, trao đổi, buôn bán.

Xuồng độc mộc (ghe lườn) do người Khơme làm bằng cách chẻ dọc thân cây thốt nốt, khoét rỗng ruột hoặc mua xuồng độc mộc thân gỗ sao, sến ở Campu chia và Lào.

Xuồng câu tôm: giống kiểu kiểu ghe độc mộc của người Khơme dùng giăng câu thả lưới ở ven sông cạn rạch nhỏ.

Xuồng bơi (2 mái chèo) lớn hơn xuồng tam bản.

Xuồng máy gắn máy nổ và chân vịt như xuồng máy đuôi tôm là loại phương tiện rất “cơ động”, phổ biến ở vùng sông nước này, nhất là trong giới thương hồ.

Về ghe dùng để vận chuyển hàng hóa thường là những chiếc ghe có kích thước lớn, sức chở nặng, đi được đường dài.

Ghe bầu là loại ghe lớn nhất, mũi và lái nhọn, bụng ph́nh to, có tải trọng tương đối lớn, chạy buồm (từ 1 đến 3 buồm), lướt sóng tốt và đi nhanh, có nhiều chèo để đi sông và đi biển dài ngày.thường dùng đi đường biển. Loại  ghe bầu lớn thường gọi là ghe trường đà.Ghe bầu (Prau) bắt nguồn từ tiếng Mă Lai, do người Việt trong quá tŕnh Nam tiến tiếp thu được của người Chăm.Trước năm 1945, hàng năm các lái buôn lớn từ miền Trung chở cá, mắm cá ṃi, chủ yếu là nước mắm cá cơm của vùng Phan Thiết vào bán trong Nam, rồi mua gạo thóc chở ra bằng loại ghe này.

Ghe cửa: nhỏ, mũi nhọn, nhảy sóng tốt, chạy buồm vững vàng; có thể ra vào các cửa sông dễ dàng, hay chở hàng đi men theo bờ biển.

Ghe lồng (hay ghe bản lồng): loại ghe lớn, đầu mũi dài, có mui che mưa nắng, ḷng ghe được ngăn thành từng khoang nhỏ để chứa các loại hàng hóa khác nhau. Loại ghe này dùng vận chuyển hàng hóa đi dọc bờ biển.

Ghe hàng bo là loại ghe lồng nhỏ, đi đường ngắn trong nội địa

Ghe giàn : có kích thước khá lớn, hai bên hông trổ cánh cao để chở được nhiều hàng hóa

Ghe be không mui hoặc có mui nhỏ chệch về phần lái khoảng 1/4  chiều dài của ghe, có thêm hai ghe bên sườn để tăng thêm sức chở.

Ghe chài: to và chở được nhiều nhất, có mui rất kiên cố, gồm nhiều mảnh gỗ ghép lại, có hai tầng. Ghe được chia làm hai phần, phần đầu chứa hàng hóa, phần sau là chỗ nghỉ cho người đi ghe. Một mui rời phía sau pḥng lái dùng làm nơi tắm rửa, nấu cơm. Ghe có sức chở từ 150-200 tấn, loại ghe chài Nam Vang chở được đến 300 tấn. Ghe chài thường có cả chục người chèo với kiểu chèo “neo” ngược chứ không như kiểu chèo ghe b́nh thường. Về sau, người ta dùng tàu kéo ghe chài. Ghe dùng cho người đi buôn bán xa, dài ngày và sống trên sông nước. Thường dùng chở lúa gạo, than củi.

“Chài” xuất xứ từ tiếng “Pok chài” của người Triều Châu, Pok: nhiều, chài: tải, ghe chài là loại ghe có sức tải lớn.

 

 

 

 

Đại Nam quốc âm tự vị (1895) của Huỳnh Tịnh Của ghi 28 tên ghe: ghe bầu, ghe trường đà, ghe cửa, ghe bản lồng, ghe bất măn, ghe vạch (ghe mỏ vạch), ghe cui, ghe trẹt, ghe chài, ghe lườn, ghe ngo, ghe vợi, ghe giàn, ghe câu, ghe lưới, ghe be, ghe cá, ghe lái ngoài, ghe đuôi tôm then trỗ, ghe hầu, ghe lê, ghe ô, ghe son, ghe sai, ghe chiến, ghe vẹm, ghe khoái, ghe hàng bổ.[33] [17]

 

 

Dictionnaire Vietnamien – Francais (1898) của Génibrel thống kê được 38 tên ghe: ghe bầu, ghe biển, ghe cửa, ghe nốc (ghe giă), ghe mành, ghe nang, ghe lồng, ghe lồng chón, ghe bốc chài, ghe trẹt, ghe giàn, ghe rập đáy, ghe cui, ghe cá, ghe rớ, ghe lườn, ghe vạch (mũi vạch, mỏ vạch), ghe câu, ghe rỗi, ghe đ̣, ghe  hầu, ghe lê, ghe son, ghe vẹm, ghe ô, ghe hồng, ghe quyển, ghe diều, ghe mui ống, ghe giă vọng, ghe sơn đỏ, ghe tiểu điếu, ghe bản lồng, ghe khoái, ghe sai, ghe đại trường đà, ghe chiến, ghe nan.[34] [18]Trong đó có một số loại ghe không phải của (hoặc chỉ có) ở Nam Bộ như: ghe nốc, ghe mành, ghe nang, ghe giă vọng, ghe bầu, ghe đại trường đà.

 

 

 

 

 

Từ điển tiếng Việt đầu tiên

Cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên được ghi nhận cho đến giờ là cuốn từ điển tam ngữ Việt – Bồ – La (Tiếng Việt – Bồ Đào Nha – Latin) với tên Latin là

Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum đă được Alexandre de Rhodes biên soạn sau khi ông ở Việt Nam 12 năm và được in tại Roma vào năm 1651 lúc Alexandre ở châu Âu.

Từ điển Việt-Bồ-La với 8000 mục từ đă lấy ư tưởng từ hai tác phẩm đă mất tích trước đó: một cuốn từ điển Việt-Bồ của Gasparal de Amoral và một cuốn từ điển Bồ-Việt của Antoine Barbosa.

http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn

Tra từ "Thuyền" trong Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam, ta t́m thấy những mục sau:

» ĐƠN VỊ THUYỀN NGHỀ

» ĐUA THUYỀN DÂN TỘC

» ĐUA THUYỀN THỂ THAO

» LÂU THUYỀN

» LIÊN ĐOÀN CÁC HIỆP HỘI ĐUA THUYỀN QUỐC TẾ

» MỘ THUYỀN

» NHỊP THÔNG THUYỀN

» QUAN TÀI H̀NH THUYỀN

» SẮN THUYỀN

» THUYỀN BUỒM MÁY

» THUYỀN ĐÁNH CÁ

» THUYỀN NUNG

 

 

 

Một số chữ Hán liên-hệ tới thuyền

Bộ 137 http://nguyendu.com.free.fr/langues/&h137.htm

chu (6n)

  • 1 : Thuyền. Các cái như thuyền, bè dùng qua sông qua nước đều gọi là chu. Nguyễn Du 阮攸 : Thiên địa thiên chu phù tự diệp, Văn chương tàn tức nhược như ti 天地扁舟浮以葉, 文章殘息弱如絲 (Chu hành tức sự 舟行即事) Chiếc thuyền con như chiếc lá nổi giữa đất trời, Hơi tàn văn chương yếu ớt như tơ. Bùi Giáng dịch thơ : Thuyền con chiếc lá giữa trời, thơ văn tiếng thở như lời tơ than.

  • 2 : Cái đài đựng chén.

  • 3 : Đeo.

hang (9n)

  • 1 : Cái thuyền.

san (9n)

  • 1 : San bản 舢板 cái thuyền con. Cũng viết là 舢舨 hay là 三板.

thuyền (10n)

  • 1 : Tục dùng như chữ thuyền .

hàng (10n)

  • 1 : Thuyền, hai chiếc thuyền cùng sang gọi là hàng.

  • 2 : Vượt qua. Như hàng hải 航海 vượt bể, hàng lộ 航路 đường nước, v.v.

  • 3 : Ken thuyền làm cầu nổi sang sông.

phảng, phang (10n)

  • 1 : Cái thuyền, thuyền bành, hai thuyền cùng áp mạn nhau. Có khi đọc là chữ phang.

bàn, ban, bát (10n)

  • 1 : Quanh co. Như bàn du 般遊 chơi quanh măi, bàn hoàn 般桓 quấn quít không nỡ rời.

  • 2 : Tải đi. Như bàn vận 般運 vận tải.

  • 3 : Một âm là ban. Về. Như ban sư 般師 đem quân về.

  • 4 : Bực. Như nhất ban 一般 một bực như nhau, giá ban 這般 bực ấy, v.v.

  • 5 : Lại một âm là bát. Bát nhă 般若 dịch âm chữ Phạn, nghĩa là trí tuệ, trí tuệ thanh tịnh.

linh (11n)

  • 1 : Cái thuyền nhỏ có cửa sổ bên mui.

trục (11n)

  • 1 : Đằng đuôi thuyền gọi là trục , đằng đầu thuyền gọi là . Như trục lô thiên lư 舳艫千里 đầu cuối cùng liền nối với nhau, tả sự nhiều thuyền san sát với nhau.

trách (11n)

  • 1 : Trách mănh 舴艋 cái thuyền nhỏ.

đà (11n)

  • 1 : Cũng như chữ đà , cái bánh lái thuyền.

bạc (11n)

  • 1 : Tàu buồm, thuyền lớn đi bể.

  • 2 : Hàng hóa ở xứ khác chở đến xứ ḿnh gọi là bạc lai phẩm 舶來品.

huyền (11n)

  • 1 : Mạn thuyền.

khả (11n)

  • 1 : Thuyền mành, thuyền to. Vương Bột 王勃 : Khả hạm mê tân, thanh tước hoàng long chi trục 舸艦迷津,青雀黃龍之舳 Thuyền bè chật bến sông, đuôi thuyền vẽ chim sẻ xanh, rồng vàng.

thuyền (11n)

  • 1 : Cái thuyền, chữ để gọi chung các thuyền. Nguyễn Trăi 阮薦 : Cố sơn tạc dạ triền thanh mộng, Nguyệt măn B́nh Than tửu măn thuyền 故山昨夜纏清夢,月滿平灘酒滿船 (Mạn hứng 漫興) Núi cũ đêm qua vương vấn mộng, Trăng ngập đầy sông (B́nh Than), rượu ngập thuyền.

tạo (13n)

  • 1 : Chữ tạo ngày xưa.

sao (13n)

  • 1 : Đuôi thuyền. Tục gọi lái thuyền là sao công 艄公.

đĩnh (13n)

  • 1 : Cái thoi, thứ thuyền nhỏ mà dài.

  • 2 : Tiềm thủy đĩnh 潛水艇 tàu ngầm.

mănh (13n)

  • 1 : Trách mănh 舴艋 cái thuyền nhỏ.

tao, sưu (16n)

  • 1 : Chiếc thuyền. Ta quen đọc là chữ sưu.

đồng (18n)

  • 1 : Mông đồng 艨艟 thuyền trận, tàu chiến.

lỗ (19n)

  • 1 : Cái mái chèo.

nghĩ (19n)

  • 1 : Thuyền ghé vào bờ, đậu thuyền.

hạm (20n)

  • 1 : Tàu trận. Nay gọi quân đánh trên mặt bể là hạm đội 艦隊, tàu trận gọi là quân hạm 軍艦.

mông (20n)

  • 1 : Mông đồng 艨艟 thuyền trận, tàu chiến.

(22n)

  • 1 : Đằng đuôi thuyền gọi là trục , đằng đầu thuyền gọi là . Như trục lô thiên lư 舳艫千里 đầu cuối cùng liền nối với nhau, tả sự nhiều thuyền san sát với nhau.

http://nguyendu.com.free.fr/langues/&h137.htm

 

Về lai lịch ba tên gọi Tàu, Trung Hoa, Trung Quốc (Nguồn: T/c Ngôn ngữ & Đời sống, số 10/2004, tr 42. Post 00:00:00 Ngày 09/05/2007)

Trước hết nói về cái tên Tàu. Có ư kiến cho rằng sở dĩ gọi là Tàu v́ người Hán đến nước ta buổi đầu bằng đường thuỷ với cái tàu, từ đó ta gọi là người Tàu, nước họ gọi là nước Tàu. Tôi cho rằng không phải thế, tuy nhiên tôi cũng chưa tự giải đáp được một cách có lí.

Giảng Tàu như vậy là không ổn v́ trong chữ Hán và chữ Việt thuở xưa không có chữ Tàu để chỉ một phương tiện đi biển, đi sông. Xưa kia, có chữ Hán rồi người Việt ta mượn dùng là chữ thuyền. Đọc truyện cổ (như truyện Tam quốc chẳng hạn), tôi chỉ thấy nói đến chữ thuyền (chiến thuyền, lâu thuyền). Chữ Tàu măi về sau mới xuất hiện và từ điển giảng là phương tiện đi trên mặt nước chạy bằng động cơ, tàu thuỷ. Về sau chữ này được dùng rộng răi cho cả phương tiện có động cơ đi trên đường ray trên mặt đất và tàu hoả, đi trên đường không là tàu bay.

Mặt khác, cũng nên khẳng định rằng người phương Bắc tràn vào nước ta buổi đầu là bằng đường bộ, dọc theo biên giới hai nước. Theo truyền thuyết th́ giặc Ân đời Hùng Vương thứ 6, theo lịch sử th́ giặc Tần do thiệu uư Đồ Thư tràn sang rồi bị nhân dân ta đánh bại ở thế kỉ 3 trước công nguyên.http://vusta.vn/vusta/news_detail.asp?id=20396 Đào Văn Thái

 

Gánh vàng đi đổ sông NgôGánh vàng là đi gánh của cải đi.

Sông Ngô là sông ở bên nước Ngô, tức nước Tàu.

Gánh vàng đi đổ sông Ngô nghĩa đen là gánh của cải đi đổ xuống sông bên Tàu.

Nghĩa bóng là đem tiền bạc làm giàu cho người ngoại quốc.

Đại ư câu này khuyên người ta không nên dùng hàng hóa nước ngoài, để tiền bạc, của cải khỏi lọt ra ngoại quốc.  Sở dĩ có câu tục ngữ này là v́ ngày xưa, cha ông ta thích dùng đồ Tàu (Ngô), bất luận cái ǵ cũng phải mua cho được đồ Tàu mới chịu, thành ra tiền của dốc vào túi của người Tàu tất cả.  Để tiền bạc lọt cả vào túi người Tàu, như vậy có khác ǵ gánh vàng đi đổ sông Ngô.

http://www.xuanha.net/Cadao-Tucngu/G-tucnguluocgiai.html

 

Chiếc Sơng: Thuyền nan nhỡ.

Chiếc Sơng lật úp.

 

 

Trong bài "NHỮNG SAI LẦM TRONG QUYỂN
TỰ ĐIỂN GÉNIBREL", Ông
NGUYỄN QUẢNG TUÂN[35] đă viết:

Quyển TỰ ĐIỂN VIỆT - PHÁP(1) của giáo sĩ Génibrel từ trước đến nay vẫn được coi là một quyển tự điển có giá trị, đáng tin cậy để tham khảo.

J.F.M. Génibrel đă dựa vào quyển Tự điển Việt Pháp(2) của giáo sĩ Caspar để soạn ra quyển Tự điển mới này nên mới ghi trên b́a sách là “In lần thứ hai”, tuy rằng sách mới in lần thứ nhất.

Theo như Lời mở đầu gởi các độc giả th́ ông đă biên soạn trong 14 năm liền (từ năm 1884 đến năm 1898) với sự giúp đỡ của một nhà nho Việt Nam.

Khác với các quyển Tự điển của Alexandre de Rhodes (1651), của Taberd (1838), của Bonet (1889), quyển Tự điển của Génibrel có thêm các thí dụ trích trong các tác phẩm văn học như Truyện Kiều và truyện Lục Vân Tiên.

Giáo sĩ Génibrel đă dịch các câu thí dụ ấy sang tiếng Pháp. Nay căn cứ vào các câu dịch ấy chúng ta có thể biết được tŕnh độ hiểu tiếng Việt của ông ra sao.

Điều làm chúng tôi hết sức ngạc nhiên là ông đă hiểu sai và dịch sai quá nhiều câu thí dụ.

Chữ THUYỀN trong câu 1991:

Thuyền trà cạn nước hồng mai.

Génibrel đă hiểu sai chữ “thuyền” là chiếc thuyền, chiếc ghe nên đă dịch “thuyền trà” là Barque de thé Cad. Thé ère.

Chắc ông đă theo Trương Vĩnh Kư v́ trong quyển Kim Vân Kiều Truyện, in năm 1875, Trương Vĩnh Kư đă giảng: “Thuyền trà là chén trà có dĩa đài làm cong cong, con Thuư Kiều pha trà hồng mai mà đăi”.

Đúng ra chữ “thuyền” hoặc “thiền” đă được phiên âm từ chữ Phạn dayana là thiền na mà ta quen gọi tắt là “thiền”. Thiền đă được dùng để chỉ cảnh chùa v́ đạo Phật lấy sự thanh tĩnh mà xét tỏ chân lư làm tôn chỉ.

Vậy “thiền trà” hoặc “thuyền trà” phải hiểu là chén trà của nhà chùa.


 

[1] word: tiếng, chữ, lời, danh-từ Anh Việt Tự điển, Nguyễn Văn Khôn, Khai Trí, Sài G̣n, 1967.

[2] Solheim, Wilhelm G. "New Light on a Forgotten Past," National Geographic Magazine, Vol. 139, No. 3, March 1971, 330-339.

[3] dchph. What Makes Vietnamese So Chinese? An Introduction to Sinitic-Vietnamese Studies - DRAFT-

http://vny2k.net/vny2k/SiniticVietnamese2.htm

[4] http://www.khoahoc.net/baivo/dothanh/180210-duygiaplenh.htm

[5] Huỳnh Tịnh Của định nghĩa về xuồng như sau: "Ghe nhỏ, ghe làm chơn, thường ḍng theo ghe lớn”, Đại Nam quốc âm tự vị, tập 2, Imprimerie Rey, Curiol & Cie, Saigon, 1896, tr.595.

[6] Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị, tập 2, Imprimerie Rey, Curiol & Cie, Saigon, 1896, tr.595.

[7] Vương Hồng Sển, Tự vị tiếng Việt miền Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1993, tr.396.

[8] Huỳnh Minh, G̣ Công xưa và nay, Cánh Bằng xb, Sài G̣n, 1969.

[9] Huỳnh Văn Thảo, Phan Ngọc Đằng chủ biên, B́nh Đại địa chí, UBND huyện B́nh Đại xb, 1987, tr.81.

[10] Nhiều tác giả, Cần Đước đất và người, Sở Văn hóa- Thông tin Long An, 1988, tr.188,190,191.

[11] Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, tập 5, Nxb Thuận Hóa, 1992, tr.71.

[12] Quốc sử quán triều Nguyễn, Sđd, tập 5, tr.63.

[13] Huỳnh Văn Thảo, Phan Ngọc Đằng chủ biên, sđd, tr.81-82.

[14] Nhiều tác giả, sđd, tr.186-187.

[15] Tôn Nữ Quỳnh Trân chủ biên, Làng nghề thủ công truyền thống tại thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, 2002, tr.386, 396.

[16] Nhiều tác giả, T́m hiểu văn hóa Vĩnh Long (1732-2000), Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 2003, tr. 191.

[17] Trịnh Hoài Đức, Sđd, tập hạ, tr.15-16.

[18] Nguyễn Văn Trấn, Chợ Đệm quê tôi, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1985, tr. 127.

[19] Trịnh Hoài Đức, Sđd, tập hạ, tr.16.

[20] Thạch Phương, Đoàn Tứ chủ biên, Địa chí Bến Tre, Nxb Khoa học xă hội, Hà Nội, 2001,tr.602.

[21] Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị, tập 1, sđd, tr.350-351.

[22] J.F.M. Génibrel, Dictionnaire Vietnamien – Francais, Imprimerie de la Mission à Tân Định, Saigon,1898, p.250-251.

[23] Gustave Hue, Dictionnaire Vietnamien – Chinois – Francais, Imprime Trung Hoà, Saigon,1937, p.311-312.

[24] E. Gouin, Dictionnaire Vietnamien Chinois Francais, Imprime d’Extrême- Orient, Saigon, 1957, p.479.

[25] Vương Hồng Sển, Tự vị tiếng Việt miền Nam, Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1993, tr.394-396.

[26] Nguyễn Văn Ái chủ biên, Từ điển phương ngữ Nam Bộ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,1994, tr.246-247.

[27] Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị, tập 1, sđd, tr.351.

[28] Nguyễn Thị Thanh Xuân chủ biên, Sài G̣n- Gia Định qua thơ văn xưa, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1987, tr.436.

[29] namkyluctinh.org/a-lichsu/tnphieu-mothayquang%5Bn%5D.htm

[30] Bài, ảnh: NGUYỄN SAN

[31] Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí, tập hạ, bản dịch Nguyễn Tạo, Nha Văn hóa Phủ Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa xb, Sài G̣n, 1972, tr.15.

[32] Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị, tập 2, Imprimerie Rey, Curiol & Cie, Saigon, 1896, tr.595.

[33] Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị, tập 1, sđd, tr.350-351.

[34] J.F.M. Génibrel, Dictionnaire Vietnamien – Francais, Imprimerie de la Mission à Tân Định, Saigon,1898, p.250-251.

[35] http://www.hannom.org.vn/web/tchn/data/8702.htm.

Free Web Hosting